Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về thể thao
- 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về thể thao
Hướng dẫn giải
Thảo luận (2)
Câu chuyện kỳ lạ về Miyoshi Takei - "Ông tổ" của quần vợt mù
Đối với Miyoshi Takei, bị mù chỉ là một rào cản nhỏ khi chơi quần vợt. Thực ra, đó chính là động lực thôi thúc ông cố thử xem mình có thể cầm vợt chơi như người bình thường được hay không. "Tôi muốn đánh bóng đang bay mạnh nhất có thể, ngay cả khi tôi không nhìn thấy gì", Takei từng tiết lộ như thế. Nếu được như vậy, đấy là nhờ thính giác của ông vẫn còn tốt. Được người thầy dạy ở trường trung học khuyến khích và sau rất nhiều lần thử và thất bại, Takei đã tạo ra một quả bóng nhẹ, rỗ và có thể phát ra tiếng động. Nhờ thế, các cây vợt đều nghe thấy được và đánh trúng bóng dễ dàng. Một môn thể thao mới ra đời vào năm 1984 - quần vợt mù.
Dĩ nhiên là quần vợt mù không giống như quần vợt thông thường. Ngoài việc sử dụng bóng có âm thanh (an toàn và nẩy ít), sân thi đấu nhỏ hơn với các vạch kẻ nổi, lưới thấp và vợt ngắn hơn. Bên cạnh đó, các cây vợt được phép để bóng nẩy tới 3 lần, tùy thuộc vào khả năng phán đoán hướng bóng của mỗi người.
Đến mùa thu năm 1990, Takei đã tổ chức giải vô địch quốc gia đầu tiên ở Nhật Bản và 25 năm qua, Nhật Bản giờ có hàng nghìn cây vợt mù. Cùng với Nhật Bản, Anh là nước thứ hai có giải vô địch quần vợt mù, trong khi môn thể thao này cũng được chơi nhiều ở những quốc gia mà Takei đến giới thiệu như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (TQ), Singapore, Philippines, Australia, Tây Ban Nha, Italia, Canada, Nam Phi, Bahamas, Argentina và gần đây là Mỹ, Nga.
Trả lời bởi Hà Quang Minh