Tràng giang

QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Người đọc có thể rung động trước bài thơ được viết bởi một người xa lạ, có những trải nghiệm khác biệt với mình vì: bài thơ ấy thể hiện cảm xúc chân thật của người viết, khiến cho người đọc đồng cảm với tình cảm, cảm xúc ấy.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Cảnh trời đất mênh mông trong buổi chiều tà thường có một ý nghĩa đặc biệt đối với tâm hồn của mỗi người.

- Một số câu thơ về buổi chiều tà:

+   Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

     Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

(Bà Huyện Thanh Quan – Qua Đèo Ngang)

+       Em chờ anh chiều hoàng hôn màu tím

    Nắng nhạt nhòa như lịm cả nhớ mong

    Ngóng trông hoài đắng chát cả nỗi lòng

    Mà sao mãi thuyền anh không trở lại

(Hồng Giang – Chờ anh dưới hoàng hôn)

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Lời đề từ “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”:

- Bâng khuâng: thể hiện được nỗi lòng của nhà thơ trước những mênh mông, vô định của không gian rộng lớn.

- Trời rộng, được nhân hóa “nhớ sông dài” cũng chính là ẩn dụ nỗi nhớ của nhà thơ

- Tràng Giang thể hiện nội dung tư tưởng và ý đồ của tác giả.

⇒ Lời đề từ chính là khung cảnh để tác giả triển khai toàn bộ cảm hứng.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

“Củi một cành khô lạc mấy dòng”: Một” gợi lên sự ít ỏi, nhỏ bé, “cành khô” gợi sự khô héo, cạn kiệt nhựa sống, “lạc” mang nỗi sầu vô định, trôi nổi, bập bềnh trên “mấy dòng” nước thiên nhiên rộng lớn mênh mông. Cành củi khô đó trôi dạc đi nơi nào, hình ảnh giản dị, không tô vẽ mà sao đầy rợn ngợp, khiến lòng người đọc cảm thấy trống vắng, đơn côi.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

“Sâu chót vót” là không gian được mở rộng đến hai lần: có cả chiều cao (từ mặt nước lên bầu trời) và cả chiều sâu (bầu trời dưới đáy sông sâu).

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Từ “dợn” chuyển động uốn lên uốn xuống rất nhẹ khi bị xao động; gợn. Mặt hồ dợn sóng. Sóng dợn. Trong Tiếng Việt không có từ “dợn dợn”, đây là một chữ mới do nhà thơ chế tác.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Nhan đề “Tràng giang” với vần “ang” ở hai tiếng gợi ra không gian bất tận, mênh mông cả về chiều dài và chiều rộng của con sông. Vần “ang” kéo dài vô tận như nỗi niềm sầu muộn, suy tư của Huy Cận khi đứng trước sự mênh mông, vô định của dòng sông.

⇒ Nhan đề “Tràng giang” không chỉ góp phần hé mở nội dung bài thơ mà tràng giang còn chứa đựng được bao tâm sự, nỗi niềm thầm kín của Huy Cận về cuộc đời thế sự.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Các từ ngữ dùng để chỉ tính chất của khung cảnh được “vẽ” ra trong bài thơ: Không gian rộng lớn, hoang vắng, đìu hiu thể hiện nỗi buồn da diết, cô đơn, trống vắng.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Cấu tứ bài thơ và lí do xác định: Tràng giang được cấu tứ trên nền cảm hứng không gian sóng đôi:

+ Có dòng “tràng giang” thuộc về thiên nhiên trong tư cách một không gian hữu hình

+ Dòng “tràng giang” tâm hồn như một không gian vô hình trong tâm tưởng. Đây vốn là cấu tứ quen thuộc của Đường thi.

- Dựa vào ý nghĩa, tư cách của đối tượng để xác định cấu tứ bài thơ:

+ Tiếp cận “tràng giang” trong tư cách dòng sông thiên nhiên có thể thấy một điều đặc biệt: khổ thơ nào cũng có thông điệp về nước: “nước”, “con nước”, “dòng” ...

+ Tiếp cận Tràng giang với tư cách dòng sông cảm xúc trong tâm hồn: “buồn điệp điệp”, “đìu hiu”; “bến cô liêu” …

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Sự tương phản giữa các hình ảnh trong khổ thơ thứ hai:

Vũ trụ thì bao la, vô tận > < con người thì quá nhỏ bé, đơn độc, lẻ loi.

⇒ Sự tương phản cho ta thấy được tâm trạng buồn bã, băn khoăn, ngơ ngác trước không gian rộng lớn cũng như ngã rẽ của cuộc đời. Tác giả cảm nhận rõ sự nhỏ bé, lẻ loi, cô độc của một kiếp người giữa dòng đời rộng lớn. Đây không phải là nỗi buồn của cá nhân ông mà là cảm xúc chung của cả một thế hệ, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ đầu thế kỉ XX.

- Sự tương phản này tiếp tục được triển khai ở các khổ thơ tiếp theo:

+ Khổ thơ thứ ba gợi ảnh vật cô liêu nhưng không có sự gắn kết với nhau, thiếu đi dấu vết của sự sống, của bóng hình con người.

+ Khổ thơ thứ tư gợi cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhưng lòng người thì buồn vời vợi bởi nỗi nhớ quê hương.

Trả lời bởi Hà Quang Minh