Phân tích giá trị của biện pháp tu từ so sánh trong các câu thơ dưới đây:
a)
Gió rát mặt, Đảo luôn thay hình dáng
Sỏi cát bay như lũ chim hoang
(Trần Đăng Khoa)
b)
Những giai điệu ngang tàn như gió biển
Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi
Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa
Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời
(Trần Đăng Khoa)
c)
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Có đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
(Chế Lan Viên)
d)
Tình yêu là vũ khí
Giữ đất trời quê hương.
(Lò Ngân Sủn)
a) Biện pháp tu từ so sánh: “Sỏi cát bay” với “lũ chim hoang”, có tác dụng gợi hình, giúp việc mô tả sự vật, sự việc được sinh động, cụ thể hơn và có tác dụng gợi cảm.
b) Biện pháp tu từ so sánh: Giai điệu ngang tàn như gió biển, Lời hát của các chiến sĩ đảo với “vỏ ốc cất thành lời”, có tác dụng gợi hình, miêu tả lời hát du dương, gần gũi.
c) Biện pháp tu từ so sánh: Như nai về suối cũ, như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, có tác dụng gợi hình, giúp việc mô tả nỗi niềm hạnh phúc, cảm xúc của tác giả một cách thân thuộc.
d) Biện pháp tu từ so sánh: Tình yêu là vũ khí, có tác dụng biểu hiện tâm tư, tình cảm sâu sắc của tác giả khi đặt tình yêu và vũ khí đứng cạnh nhau.
Trả lời bởi Hà Quang Minh