Em đã xem những tác phẩm phim hài, kịch hài nào? Chia sẻ với các bạn cảm nhận của em về một nhân vật hoặc một cảnh thú vị từ tác phẩm đã xem.
Em đã xem những tác phẩm phim hài, kịch hài nào? Chia sẻ với các bạn cảm nhận của em về một nhân vật hoặc một cảnh thú vị từ tác phẩm đã xem.
Tại sao ông Giuốc-đanh tỏ ý không hài lòng về bác phó may và bộ lễ phục?
Vì bộ lễ phục trái với bình thường, khiến ông cảm thấy khổ sở, khó chịu khi mặc chúng.
Trả lời bởi Kiều Sơn TùngTại sao ông Giuốc-đanh thay đổi thái độ từ giận thành vui khi nhận bộ lễ phục?
Vì ông ta trưởng giả, ngu dốt nhưng vẫn cố chấp muốn trở thành tầng lớp quý tộc, bị phó may lừa gạt mà không biết.
Trả lời bởi Kiều Sơn TùngCác lời thoại trong đoạn này cho thấy điều gì về tính cách của nhân vật ông Giuốc-đanh và bác phó may?
- Ông Giuốc-đanh: Tính cách trưởng giả học đòi làm sang
- Bác phó may: dùng mánh khóe nịnh hót để moi tiền
Trả lời bởi Kiều Sơn TùngĐoạn in nghiêng này là lời của ai? Vì sao em biết điều đó?
Là lời của người dẫn truyện – vì đây là lời tác giả hướng dẫn cho nhân vật diễn
Trả lời bởi Kiều Sơn TùngĐoạn đối thoại này đã góp phần thể hiện nét tính cách gì của ông Giuốc-đanh?
Ông Giuốc-đanh: ngu dốt, hám danh, quê kệch, cả tin một cách mù quáng.
Trả lời bởi Kiều Sơn TùngLiệt kê tên các nhân vật trong văn bản và cho biết:
a. Các nhân vật ấy là hiện thân cho “cái cao cả” hay “cái thấp kém”?
b. Tiếng cười chủ yếu hướng đến nhân vật nào?
a. Các nhân vật Giuốc-đanh, phó may, bốn chú thợ phụ đều hiện thân cho “cái thấp kém”
b. Tiếng cười chủ yếu hướng đến nhân vật Giuốc-đanh
Trả lời bởi Kiều Sơn TùngKẻ bảng sau vào vở, tóm tắt các hành động làm nảy sinh xung đột và giải quyết xung đột qua các lời thoại giữa ông Giuốc-đanh với bác phó may trong văn bản:
Hành động và xung đột | Giữa ông Giuốc-đanh và Phó may |
Các hành động làm nảy sinh xung đột | - Phó may: - Ông Giuốc-đanh: |
Các hành động giải quyết xung đột | - Phó may: - Ông Giuốc-đanh: |
Hành động và xung đột | Giữa ông Giuốc-đanh và Phó may |
Các hành động làm nảy sinh xung đột | - Phó may: May bộ trang phục và phụ kiện bất bình thường cho Giuốc- đanh - Ông Giuốc-đanh: Thắc mắc với bác phó may về bộ đồ, phụ kiện ngược đời |
Các hành động giải quyết xung đột | - Phó may: Đánh vào tâm lý người thích ăn diện, muốn làm sang để tỏ vẻ người quý phái nhưng mê muội, ngu dốt, quê kệch, học đòi làm sang của Giuốc-đanh - Ông Giuốc-đanh: Nghe lời nịnh nọt của bác phó may thấy xuôi tai, chấp nhận mặc vận những đồ không thoải mái lên người vì nghĩ nó là quý tộc |
Theo em, vì sao hành động của các nhân vật và cách giải quyết xung đột trong màn kịch lại làm bật lên tiếng cười?
Vì hành động và cách giải quyết đã tạo ra sự lố bịch, ngược đời, khập khiễng
Trả lời bởi Kiều Sơn TùngCho biết:
a. Những cụm từ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn như: … “Ông Giuốc-đanh (nhìn áo của bác phó may)…”; “Ông Giuốc-đanh… (nói riêng)…” là lời của ai và có vai trò thế nào trong văn bản kịch?
b. Nếu thiếu đi các đoạn văn in nghiêng ở giữa và cuối văn bản thì việc phát triển xung đột kịch, thể hiện tính cách của nhân vật ông Giuốc-đanh và tạo tiếng cười trong màn kịch sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
a. Lời của tác giả biên kịch với vai trò hướng dẫn, gợi ý về cách bài trí, xử lý âm thanh, ánh sáng, việc vào - ra sân khấu của diễn viên thủ vai nhân vật cùng trang phục, hành động cử chỉ.
b. Làm mất đi nội dung chủ đề của vở kịch, nhân vật sẽ lúng túng vì không có sự chỉ dẫn về điệu bộ, cử chỉ trang phục…
Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng
Bộ phim hài: Thầy bói xem voi
Em thấy các nhân vật trong bộ phim đều rất lố bịch, thiếu kiến thức.
Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng