Đọc: Vua chích chòe

TP
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã giễu cợt mọi người là :

+ Người thì cô cho là mập quá, và nàng còn đặt tên cho người đó là Thùng tô-nô.

+ Người thì nàng công chúa cho là mảnh khảnh quá, nàng chê rằng gió sẽ thổi bay.

+ Người thì lùn, nên nàng lại chê người đó là lùn mà mập nữa thì vụng về lắm.

+ Người thì mặt mày xanh xao, và người đó bị nàng đặt tên là : Nhợt nhạt như chết đuối.

+ Có người thì mặt đỏ như gấc, và bị cô công chúa gọi là : Xung đồng đỏ.

+ Trong đó có người dáng hơi cong cong, nên bị nàng gọi là : Cây non sấy lò cong cớn.

+ Còn có người có cằm hơi cong cong như mỏ chim chích chòe, nàng lại nói người đó là chẳng khác gì chim chích chòe có mỏ.

\(\Rightarrow\) Ai ai cũng bị công chúa giễu cợt, nhạo báng và khi giễu cợt họ thì công chúa còn lấy làm khoái chí. Qua hành động của công chúa ta có thể thấy rằng cô công chúa này có tính cách khá là kiêu ngạo, hống hách và và còn ngông cuồng nữa.

Trả lời bởi ꧁༺Lê Thanh Huyền༻꧂
TP
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

 Nhà vua đã nổi cơn thịnh nộ lên và ban truyền rằng sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung. \(\Rightarrow\) Đây là một hình phạt khá nặng nề dành cho công chúa bởi vì cô sẽ phải lấy một người ăn mày, và ngay sau đó thì lệnh của vua đã được thực hiện công chúa đã phải theo người chồng ra khỏi hoàng cung.

Trả lời bởi ꧁༺Lê Thanh Huyền༻꧂
TP
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Vua chích chòe là người đã đóng giả làm người hát rong. Và người hát rong này đã yêu cầu công chúa phải nấu ăn, đan sọt, dệt vải, buôn bán nồi, bát đĩa và đi phụ bếp.

\(\Rightarrow\) Mục đích của những yêu cầu đó chính là thử thách mà vua chích chòe đặt ra để thử thách công chúa và dạy cho công chúa một bài học để chừa thói hống hách ngang ngược.

Trả lời bởi ꧁༺Lê Thanh Huyền༻꧂
TP
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Theo em chủ đề của truyện này là: Thói kiêu căng, ngông cuồng và hống hách ắt sẽ nhận được những bài học thích đáng về tính tình này. 

Trả lời bởi ꧁༺Lê Thanh Huyền༻꧂
TP
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Kết thúc truyện, người kể chuyện nói:”Tôi tin rằng, tôi và các bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới”. Theo em, điều này hợp lý. Tác giả tưởng tưởng tác giả và mọi người đều sẽ chứng kiến câu chuyện và rút ra cho mình được bài học về thói kiêu căng, ngông cường sẽ bị trừng phạt. Người nhận ra được sai lầm và sửa sai không bao giờ là muộn, sẽ được trân trọng. Giống như công chúa, khi nhận ra được lỗi sai của mình sẽ được kết hôn cùng vua chích chòe.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt