8. Từ những kết cục khác nhau đối với người anh và người em, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học gì trong truyện này?
8. Từ những kết cục khác nhau đối với người anh và người em, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học gì trong truyện này?
Tưởng tượng ra một kết thúc khác cho chuyện Cây khế. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể về kết thúc đó.
Tham khảo ạ:
Sáng hôm sau, chim thần đến đưa người anh ra hòn đảo. Nhìn thấy vàng bạc, kim cương, hắn cố nhặt cho đầy túi. Không chỉ vậy, người anh còn cho cả vào túi quần, túi áo. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Người anh bị sóng cuốn trôi, bao nhiêu của cải mất hết. Chim thần chỉ bị ướt lông, ướt cánh nên lại vùng lên trời bay đi. May có người dân đánh cá ngang qua mới cứu được. Sau cơn hoạn nạn, người anh trở về kể rõ sự tình cho vợ nghe. Hai vợ chồng người anh nhận ra lỗi lầm, tu chí làm ăn. Kể từ đó, anh em hòa thuận, cuộc sống hạnh phúc.
Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương4. Con chim đưa hai anh em ra đảo hoang có phải là con vật kỳ ảo không? Vì sao?
Theo mình nó là kì ảo.
+ Yếu tố kì ảo thứ nhất, nó là con vật và biết trả ơn bằng hành động nhưng rất thiết thực và cần thiết.
+ Yếu tố kì ảo thứ hai, là con vật nhưng nó chở người đi rất xa.
+ Yếu tố kì ảo thứ ba, dù là con vật nhưng nó vẫn biết vàng là quý và cần thiết cho cuộc sống của hai anh em.
+ Yếu tố kì ảo thứ tư, nó phân biệt được ai tốt ai xấu, nên đưa ai về an toàn, nên trừng phạt ai thích đáng.
#POPPOP
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt7. Trong truyện, hai nhân vật người anh và người em luôn đối lập nhau về hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập giữa họ và nêu nhận xét về đặc điểm của hai nhân vật này.
Trong truyện, hai nhân vật người anh và người em luôn đối lập nhau về hành động. Sự đối lập đó là:
- Người anh: kẻ tham lam, ích kỉ, lười biếng, lợi dụng lòng tin và sự tốt bụng của người khác để chuộc lợi cho bản thân mình.
+ Người anh đã chiếm hết mọi ruộng đất và chỉ để lại cho người em mỗi túp lều và cây khế. Bao nhiêu ruộng đất chiếm được, anh ta cho cày thuê nên ngày càng giàu có hơn. => Tham lam và ích kỉ
+ Anh ta xum xoe, nịnh nọt người em đổi cho cây khế ngọt để lấy vàng. => Mưu mô và tính toán.
+ Anh ta mặc bộ quần áo thùng thình, vai khoác chiếc túi mười hai gang cùng cái bụng phệ loay hoay leo lên lưng chim ra đảo lấy vàng. => Tham lam, dại dột.
+ Tham lam vơ vét, cố ních, cố nhét vào túi và ì ạch vác túi vàng nặng trĩu trên vai leo lên lưng chim để trở về. => Tham lam và không có tình người.
- Người em: tốt bụng, thật thà, lương thiện
+Biết phận mình là em nên không dám đòi hỏi gì hơn, người em chỉ ngày ngày chắm chút cho cây khế, mong cây đơm quả ngọt. => Lương thiện và biết suy nghĩ
+ Người em đã chia sẻ câu chuyện của mình với mọi người và đặc biệt là anh trai của mình. Khi anh trai nổi long tham muốn đổi gia tài của mình để lấy cây khế ngọt, người em cũng sẵn sàng chia sẻ điều đó với anh trai của mình. => Thật thà, ngay thẳng.
+ Hai vợ chồng người em được sống sung túc hơn, có ruộng vườn nhà cửa là cái kết có hậu cho những người "ở hiền gặp lành", "không tham lam".
Nhân vật người anh xấu xa, tham lam và đã phải chịu sự trừng phạt thích đáng. Còn người em ở hiên nên gặp lành, những điều tốt đẹp luôn đón chờ.
#POPPOP
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt5. Trong lời kể của truyện cổ tích, tác giả dân gian thường xen vào những câu có dáng dấp ca dao, tục ngữ, lời có vần dễ thuộc, dễ nhớ. Trong truyện này, có câu nói nào như thế? Nhân vật nào đã nói câu nói đó?
Câu nói tục ngữ, ca dao, lời có vần dễ thuộc, dễ nhớ trong truyện này là câu nói của con chim lớn: "Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng!".
Câu này thường được bắt gặp dạng rút gọn hơn khi người ta truyền miệng nói với nhau, đặt tên cho truyện,.. là "Ăn khế, trả vàng". Điều này thực chất là đang khuyên dạy con người hãy làm việc tốt rồi điều tốt cũng đến vời mình đồng thời khuyên con người sống phải có lòng biết ơn.
#POPPOP
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt3. Truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ quen thuộc chỉ thời gian trong quá khứ, không gian không xác định. Em hãy tìm các từ ngữ đó trong truyện cây khế.
- Những cụm từ chỉ thời gian trong quá khứ và không gian không xác định trong truyện này là:
+ Thời gian: "Ngày xửa ngày xưa"
+ Không gian "Ở một nhà kia"
Với cách dùng các cụm từ phiếm định này nhằm đưa người đọc vào gần hơi với thế giới hư ảo, cũng như tạo nên mô tuýp của truyện cổ tích, truyền thuyết.
#POPPOP
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt1. Cây khế kể về chuyện gì? Em thích nhất chi tiết nào trong chuyện?
Cây khế kể về câu chuyện của hai anh em nghèo tuy nhiên gia đình không mấy hạnh phúc, với tính cách trái ngược nhau thì hai anh em có các kết cục khác nhau: Sự vị tha, lòng trắc ẩn, sự siêng năng, thật thà và nghĩ tới mọi người, tốt bụng, lương thiện mà người em đã được đền ơn đáp nghĩa bằng những trái ngọt. Người anh với tính cách tham lam, ích kỉ, mưu mô, tính toán, lười biếng mà phải nhận sự trừng phạt thích đáng, cụ thể là cái chết. Câu chuyện như giáo dục con người ta "ở hiền gặp lành", sống mà tham lam chỉ nghĩ cho bản thân mình thì sớm muộn cũng bị trừng phạt.
Em thích nhất là chi tiết con chim đậu xuống ăn khế, người ta hay bảo "đất lành chim đậu", em nghĩ rằng con chim này chắc hẳn cũng rất biết chọn, đậu vào đâu không đậu chỉ đậu vào nơi có cây khế này thôi. Thật là thú vị và cũng rất ấn tượng.
#POPPOP
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành ĐạtHẳn nhiều em có ước muốn được đặt chân đến một hòn đảo ngoài khơi xa lắc, chưa ai biết đến và thường hình dung ở đó có nhiều điều thú vị. Hãy tưởng tượng em đang ở vào tình huống đó. Em có thể chia sẻ với các bạn những điều kì diệu mà em được chứng kiến.
Hòn đảo hôm đó tớ tới có tình yêu. Cậu không nghe sai đâu, một hòn đảo hoàn mỹ. Tớ đã được đặt chân tới nơi không có sự bàn tán chì chiết, không có phân biệt đối xử, người với người họ đối nhân xử thế rất tốt, họ yêu thương động vật, hoà hợp cùng thiên nhiên. Đặc biệt tớ thầy, gia đình nào cũng tràn ngập tiếng cười của trẻ nhỏ, sự quan tâm của những vị phụ huynh, nơi đó thật lý tưởng, là một nơi mà tình yêu khơi màu mọi sự tốt đẹp.
#POPPOP
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt2. Hãy tóm tắt chuyện Cây khế.
Ở nhà nọ có 2 anh em mồ côi cha mẹ từ bé. Người anh chia gia tài,nhận tất tài sản, người em chỉ được nhận cây khế. Cây khế có quả, có một con chim đến ăn, người em phàn nàn và con chim hẹn sẽ trả ơn bằng vàng. Chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ vậy nên người em trở nên giàu có. Người anh nghe chuyện liền đổi gia tài của mình để lấy cây khế của người em, người em bằng lòng. Khi con chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ nhưng người anh may túi quá to và lấy quá nhiều vàng. Người anh bị rơi xuống biển và chết.
Trả lời bởi ꧁༺Lê Thanh Huyền༻꧂6. Đảo xa nơi con chim đưa người em đến có điều gì kì diệu? Điều kì diệu này đã giúp gì cho cuộc sống của người em sau đó?
Đảo xa nơi con chim đưa người em đến là một nơi mà nhiều người mơ ước đặt chân tới, nó tượng trưng cho những mảnh đất trù phú bởi có nhiều vàng ở nơi đó. Việc chim trả ơn người em đưa cậu tới nơi đảo xa lấy vàng đã giúp cho người em trang trải cuộc sống tốt hơn, cải thiện và nâng cao đời sống của minh, mang tới sự sung túc ấm no đủ đầy. Đồng thời cũng mang tới cho người em một niềm tin vào việc "Ở hiền sẽ gặp lành", lấy số vàng đó giúp đỡ người khác, làm động lực cố gắng hơn trong công việc.
#POPPOP
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
Qua những kết cục khác nhau với người anh và người em, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học: Ở hiền sẽ gặp lành, người sống phúc đức sẽ nhận được hạnh phúc xứng đáng. Những kẻ tham lam biếng làm sẽ không bao giờ có một cái kết tốt đẹp như ông cha ta từng nói "tham thì thâm"
Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương