Hãy nhớ lại một vài nhân vật lịch sử hoặc nhân vật văn học thường được mọi người gọi là anh hùng và cho biết: do đâu mà họ được tôn xưng như thế?
Hãy nhớ lại một vài nhân vật lịch sử hoặc nhân vật văn học thường được mọi người gọi là anh hùng và cho biết: do đâu mà họ được tôn xưng như thế?
Lời văn ở đoạn này gần với truyện hay vở kịch?
- Ở đoạn 1, lời văn ở đoạn này gần với kịch.
- Bởi cấu trúc đoàn văn chủ yếu là lời đối thoại giữa hai nhân vật Đăm Săn, Mtao Mxây.
Trả lời bởi Hà Quang MinhLưu ý những hình ảnh được sử dụng để miêu tả Đăm Săn. Những hình ảnh đó có điểm gì độc đáo?
- Những hình ảnh được sử dụng để miêu tả Đăm Săn:
+ “Chạy vun vút qua phía đông, tây”
+ “Múa trên cao, gió như bão; múa dưới thấp, gió như lốc”
+ “Múa chạy nước kiệu, núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”
⇒ Những hình ảnh được sử dụng biện pháp phóng đại nhằm nhấn mạnh sức mạnh phi thường, mạnh mẽ của Đăm Săn
Trả lời bởi Hà Quang MinhChú ý sự xuất hiện của cụm từ “bà con xem...” và ý nghĩa, tác dụng của nó trong lời kể?
- Cụm từ này như làm cho độc giả và tác giả trở nên gần gũi hơn. Cảm giác như tác giả hay nhân vật đang nói với người đọc vậy. Một cách xưng hô chân chất, mộc mạc, giản dị
Trả lời bởi Hà Quang MinhCảnh tiệc tùng trong đoạn này được miêu tả qua lời của ai? Điều đó giúp ích gì trong việc thể hiện hình tượng nhân vật Đăm Săn?
- Cảnh tiệc tùng trong đoạn văn được miêu tả qua lời của người dân nào đó trong làng.
- Điều đó đã thể hiện sự ngưỡng mộ, trân trọng của bà con đối với người anh hùng Đăm Săn.
Trả lời bởi Hà Quang MinhViệc miêu tả ngoại hình nhân vật Đăm Săn có gì khác thường và có tác dụng như thế nào?
Tóm tắt các sự kiện chính trong văn bản trên.
Đăm Săn đã gặp khó khăn gì vào thời điểm cuối cuộc giao chiến với Mtao Mxây? Nhờ đâu mà chàng vượt qua được khó khăn ấy để giành chiến thắng?
- Đăm Săn gặp phải vào thời điểm cuối cuộc giao chiến với Mtao Mxây là: Đăm Săn không tài nào đâm thủng được Mtao Mxay. Đăm Săn đã thấm mệt.
- Chàng chiến thắng nhờ vào sự giúp đỡ của đấng thần linh (ông Trời). Ông Trời mách rằng hãy lấy một cái chày mòn ném vào vành tai kẻ địch.
Trả lời bởi Hà Quang MinhĐăm Săn và Mtao Mxây đều là những tù trưởng tài giỏi, nhưng văn bản trên đã cho thấy, người xứng đáng được xem là anh hùng của cộng đồng chỉ có thể là Đăm Săn. Hãy so sánh hai nhân vật để làm rõ điều đó.
Vấn đề so sánh | Đăm Săn | Mtao Mxây |
Ngôn ngữ | Bình tĩnh, mạnh mẽ, dứt khoát, bản lĩnh “Ta thách ngươi đọ đao với ta đấy”. | - Lúc đầu buông lời ngạo nghễ, trêu tức Đăm Săn. - Lúc sau, sợ sệt, cầu xin “Ta sợ ngươi đâm ta khi ta đang đi lắm”. |
Cuộc giao chiến | - Hiệp 1: "Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía Tây". - Hiệp 2: Bắt được miếng trầu của Hơ Nhị, sức mạnh tăng lên, dùng cái chày mòn ném trúng vành tai Mtao Mxây. | - Hiệp 1: Múa khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô; bước thấp bước cao chạy hết từ bãi tây sang bãi đông; vung dao chỉ chém trúng cái chão cột trâu. - Hiệp 2: Mtao Mxây tháo chạy, tránh quanh chuồng trâu, chuồng lợn và cuối cùng ngã lăn ra đất. |
Nhận xét | Bộc lộ rõ sự chính trực, mạnh mẽ, điềm tĩnh, đàng hoàng. | Bộc lộ sự huênh hoang, tự đắc, hèn nhát, dễ thất bại. |
→ Từ bảng so sánh trên, ta đã hiểu rất rõ lí do Đăm Săn và Mtao Mxây đều là những tù trưởng tài giỏi, nhưng người xứng đáng được xem là anh hùng của cộng đồng chỉ có thể là Đăm Săn.
Trả lời bởi Hà Quang MinhTrong sử thi, lời nói của nhân vật thường góp phần quan trọng trong việc thể hiện tính cách, vị thế xã hội của mình. Hãy chọn và phân tích một số lời thoại của Đăm Săn trong văn bản trên để làm rõ điều đó.
Một số lời thoại nổi bật, thể hiện tính cách và vị thế xã hội của nhân vật Đăm Săn bao gồm:
- “Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách ngươi đọ đao với ta đấy!” hay “Xuống, diêng! Xuống, diêng! Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiên của nhà ngươi ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang của nhà người chẻ ra kéo lửa, ta hun cái nhà của ngươi cho mà xem!” → Qua hai câu thoại trên có thể thấy rằng Đăm Săn là một tù trưởng bản lĩnh, gan dạ, bình tĩnh, dứt khoát, không hề có thái độ sợ hãi kẻ thù.
- “Sao ta lại đâm ngươi khi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến cả con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là!” → Câu thoại này thể hiện Đăm Săn là người trọng lời hứa, không chơi xấu kẻ thù, sử dụng cách nói thâm độc (ý xếp kẻ thù cùng hạng với các con vật trong chuồng).
- “Sao ngươi lại chém cái chão cột trâu? Còn khoeo chân ta, ngươi dành làm gì?” → thể hiện thái độ coi thường sức mạnh của Đăm Săn dành cho Đăm Săn và Mtao Mxây.
- “Ơ các con, ơ các con, hãy đi lấy rượu bắt trâu! (...) Hỡi anh em trong nhà, hỡi bà con trong làng, xin mời tất cả đến với ta ... chậu thau âu đồng nhiều không còn chỗ để” → Từ lời thoại này, Đăm Săn hiện lên là một người trọng tình nghĩa, khi chiến thắng vang dội vẫn luôn ghi nhớ công ơn của tổ tiên, buôn làng vì đã giúp đỡ mình, xứng đáng là một vị tù trưởng, một vị anh hùng của buôn làng.
Trả lời bởi Hà Quang Minh
- Một số nhân vật lịch sử được mọi người gọi là anh hùng là: Hai Bà Trung, Vua Hùng, Lý Nam Đế (Lý Bí), Thánh Gióng, Ngô Quyền.
- Sở dĩ họ được tôn xưng như vậy vì họ là người đại diện cho chính nghĩa, cho nhân dân, họ có công lớn với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Trả lời bởi Hà Quang Minh