Bài ca ngất ngưởng

QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Quan điểm sống ngất ngưởng khi làm quan: đây là quan niệm mà ông đã nói nhiều bài thơ, cho rằng con người sinh ra do "ý của trời đất", nên phải có trách nhiệm, phải gánh vác việc đời. 

- Quan niệm sống ngất ngưởng khi về hưu: tự tin đặt mình sánh với “thái thượng”, tức sống ung dung tự tại, không quan tâm đến chuyện khen chê được mất của thế gian.

→ Quan niệm sống kì lạ khác thường mang đậm dấu ấn riêng của tác giả.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Ngôn ngữ hát nói được tác giả sử dụng trong văn bản không chỉ đa dạng mà nó còn làm nổi bật phong cách nghệ thuật, tài hoa của Nguyễn Công Trứ. Đó là giọng điệu của một người khí phách, luôn mong muốn có cuộc sống tự do, được thể hiện cá tính của mình.

- Ông đã vượt qua những hủ tục phong kiến thông thường, dám sống đúng với bản chất của mình. Giọng điệu hào hứng, vui tươi thể hiện một cuộc sống phóng khoáng, thoải mái. Nhưng ẩn sâu trong đó là một thái độ khảng khái, cương quyết, dứt khoát, tràn trề sức sống nhưng vẫn mang đậm tư tưởng, tinh thần trung quân ái quốc của một vị quan mẫu mực.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Qua thái độ ngất ngưởng, tác giả muốn thể hiện một phong cách sống tốt đẹp, một bản lĩnh cá nhân của mình trong khuôn khổ của xã hội phong kiến chuyên chế: Hết lòng vì vua, vì nước, bất chấp hết những được - mất, những lời khen - chê ở đời. Bài thơ cũng cho người đọc thấy được sự tự ý thức của tác giả về giá trị của bản thân mình: tài năng, địa vị, phẩm chất - một con người toàn tài với những giá trị mà không phải ai cũng có được.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Lần 1: Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng. Từ “ngất ngưởng” gắn với việc thi thố tài năng, gắn với cuộc đời làm quan đạt tới đỉnh cao danh vọng, ngất ngưởng thiên về nét nghĩa cao ngất, tột đỉnh.

- Lần 2: Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng. Từ “ngất ngưởng” gắn với hành động cởi mũ áo từ quan, cưỡi bò rời kinh thành chẳng giống ai, ngất ngưởng thiên về nét nghĩa ngạo thế khinh đời, không vướng bận chuyện thị phi.

- Lần 3: Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng. Tuổi đã cao nhưng vẫn có cuộc sống phong tình, đi chơi chùa vẫn đủng đỉnh dắt theo một đôi dì, ngất ngưởng thiên về nét nghĩa tự mình tự tại, cốt thỏa đạt thú vui.

- Lần 4: “Đời ai ngất ngưởng như ông!” Giữ vẹn đạp nghĩa trung thần nhưng vẫn thỏa được chí hướng riêng, làm quan hay trí sĩ đều khẳng định được tính cách, bản lĩnh, khí phách của mình,... Từ “ngất ngưởng” này ứng với nhan đề bài hát nói, mang ý nghĩa khái quát, tổng hợp các nét nghĩa ở trên.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Các từ, cụm từ mang tính chất tự xưng, đó là: Ông Hi Văn tài bộ, tay ngất ngưởng, ông ngất ngưởng, phường Hàn Phú.

- Những cách tự xưng này đã góp phần thể hiện cái ngất ngưởng, thái độ tự tôn, sự ngông ngạo của Nguyễn Công Trứ, làm nổi bật hình ảnh cái tôi cá nhân cao ngạo của tác giả.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Nguyễn Công Trứ đã tự kể về mình, tự thuật, tự đánh giá về bản thân

- Giọng điệu tự thuật khảng khái, đầy cá tính.

- Ông ý thức được rõ ràng tài năng, phong cách sống của bản thân.

- Ông tự hào vì có cuộc sống hoạt động tích cực trong xã hội.

- Ông tự hào vì dám sống cho mình, bỏ qua sự gò bó của lễ và danh giáo.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Vị trí cao ngất ngưởng: là một vị trí cao trong xã hội có quyền thế. 

- Thái độ ngất ngưởng: là một thái độ ngang tàng, ngạo nghễ, vượt thế tục của con người. 

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Cá tính của giới trẻ hiện nay được bộc lộ rất rõ từ bên ngoài, trong từng bộ trang phục với quan niệm: “Không có quy chuẩn nào cho một phong cách thời trang đẹp. Chỉ có phù hợp với người mặc hay không.” Các bạn trẻ gen Z là những thanh niên hiện đại, cởi mở hơn trong nhiều vấn đề. Luôn tích cực thể hiện bản thân bằng cách thoát ra khỏi định kiến giới. Đặc biệt là trong lĩnh vực thời trang.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

“Ngất ngưởng” trên đường công danh: chỉ sự thao lược, tài năng, phong cách ngạo nghễ khi làm quan của tác giả. 

“Ngất ngưởng” khi rời chốn quan trường: chỉ sự ngang tàng của ông khi làm dân thường. 

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Phần 1 (6 câu thơ đầu): quan điểm sống ngất ngưởng khi làm quan

- Phần 2 (10 câu thơ tiếp): quan niệm sống ngất ngưởng khi về hưu

- Phần 3 (còn lại): quãng đời khi cáo quan về hưu

Trả lời bởi Hà Quang Minh