Mẹ: Mẹ sờ trán em Vinh thấy hơi nóng. Có lẽ em Vinh bị sốt rồi.
Vân: Con sờ trán em Vinh thấy bình thường mà.
Vậy em Vinh có bị sốt không? Để biết chính xác em Vinh có bị sốt không ta nên làm thế nào?
Mẹ: Mẹ sờ trán em Vinh thấy hơi nóng. Có lẽ em Vinh bị sốt rồi.
Vân: Con sờ trán em Vinh thấy bình thường mà.
Vậy em Vinh có bị sốt không? Để biết chính xác em Vinh có bị sốt không ta nên làm thế nào?
Thực hiện thí nghiệm như mô tả ở thí nghiêm 1 và cho biết cảm nhận của em về độ "nóng", "lạnh" ở các ngón tay khi nhúng vào cốc 2 có như nhau không? Từ đó em có thể rút ra nhận xét gì?
Cảm nhận về độ “nóng”, “lạnh” ở các ngón tay khi nhúng vào cốc 2 khác nhau. Ngón tay từ cốc 1 sẽ có cảm giác nóng, ngón tay từ cốc 3 có cảm giác lạnh hơn dù nước trong cốc 2 có nhiệt độ nhất định.
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành ĐạtĐể so sánh độ "nóng", "lạnh" của các vật, người ta dùng đại lượng nào?
Kể tên một số loại dụng cụ đo nhiệt độ mà em biết. Nêu những ưu thế và hạn chế của mỗi loại dụng cụ đó.
Một số loại dụng cụ đo nhiệt độ và những ưu thế và hạn chế của mỗi loại dụng cụ đó
– Nhiệt kế thủy ngân: ưu điểm đó là phổ biến, giá rẻ và cho độ chính xác cao.
– Nhiệt kế hồng ngoại: ưu điểm đó là thời gian đo nhanh, cách sử dụng đơn giản, độ an toàn cao, vị trí đo đa dạng ( thường được dùng trong các bệnh viện), ngoài đo thân nhiệt có thể được sử dụng đo nhiệt độ của các vật thể khác, đo nhiệt độ phòng,…
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành ĐạtCó các nhiệt kế như hình 7.6, để đo nhiệt độ sôi của nước trong ấm ta nên dùng loại nhiệt kế nào? Đo nhiệt độ của cơ thể ta nên dùng loại nhiệt kế nào? Vì sao?
Trong hình 7.6, ba loại nhiệt kế có GHĐ lần lượt là 450C, 420C, 400C.
- Để đo nhiệt độ sôi của nước trong ấm, ta không dùng được nhiệt kế nào trong hình 7.6 vì:
Nhiệt độ sôi của nước là 1000C, ta phải dùng những loại nhiệt kế có GHĐ lớn hơn hoặc bằng 1000C => cả 3 nhiệt kế đều không phù hợp.
- Để đo nhiệt độ cơ thể, ta có thể dùng được cả ba nhiệt kế trong hình 7.6 vì GHĐ của cả ba nhiệt kế đều phù hợp để đo nhiệt độ cơ thể người.
Trả lời bởi Quoc Tran Anh LeHãy đo nhiệt độ của 2 cốc nước rồi điền kết quả theo mẫu bảng 7.1
Lấy ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ của vật.
Ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ của vật:
– Khi thời tiết lạnh, nếu cho bàn tay đang được sưởi ấm vào nước lạnh bình thường xả ra từ vòi nước thì tay sẽ cảm thấy lạnh.
– Ngược lại, nếu cho bàn tay đang buốt không được sưởi ấm vào nước lạnh bình thường xả ra từ vòi nước thì tay sẽ cảm thấy ấm.
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành ĐạtHãy cho biết GHĐ và ĐCNN của mỗi nhiệt kế ở hình 7.3, 7.4 và 7.5
Hình 7.3: GHĐ là 42 độ C, ĐCNN là 0,1 độ C
Hình 7.4: GHĐ là 45 độ C, ĐCNN là 0,5 độ C
Hình 7.5: GHĐ là 50 độ C, ĐCNN là 1 độ C
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành ĐạtTại sao chỉ có nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu mà không có nhiệt kế nước?
- Chỉ có nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu mà không có nhiệt kế nước vì:
+ Rượu hay thủy ngân có tính co dãn vì nhiệt đều, còn nước không có tính chất này.
+ Do sự giãn nở của nước rất đặc biệt khi ở nhiệt độ từ 00C đến 40C thì nước co lại chứ không nở ra còn thủy ngân khi ở nhiệt độ này cũng không bị đóng băng.
=> Do đó, người ta phải dùng nhiệt kế rượu hoặc thủy ngân để là nhiệt kế chứ không thể dùng nước.
Trả lời bởi Lê Duy HưngMô tả cách đo và thực hành đo nhiệt độ của cơ thể em.
Cách đo nhiệt độ cơ thể:
Khi đo nhiệt độ của cơ thể, ta cần thực hiện các bước sau:
– Bước 1: Ước lượng nhiệt độ của cơ thể.
– Bước 2: Chọn nhiệt kế phù hợp.
– Bước 3: Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách trước khi đo.
– Bước 4: Thực hiện phép đo.
– Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.
Học sinh thực hành đo nhiệt độ của cơ thể và ghi nhận kết quả.
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
- Vinh có bị sốt.
- Để biết chính xác Vinh có bị sốt hay không, ta cần đo nhiệt độ của em Vinh.
Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt