Bài 7. Dân số

H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Đặc điểm dân số nước ta: 

+ Việt Nam là quốc gia đông dân với khoảng 98,5 triệu người, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới (năm 2021). 

+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta có xu hướng giảm nhờ chính sách dân số phù hợp với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hôi.

- Chiến lược

+ Duy trì mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, các đối tượng.

+ Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số có số dân dưới 10 nghìn người, đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, duy trì cơ cấu dân số theo nhóm tuổi hợp lí.

+ Nâng cao chất lượng dân số, phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững, thích ứng với già hoá dân số.

+ Thúc đẩy phân bố dân cư hợp lí và đảm bảo an ninh quốc phòng.

+ Hoàn thành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đẩy mạnh lồng ghép các yếu tố dân số vào việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

- Giải pháp

+ Tăng cường sự quản lí của nhà nước về công tác dân số, thực hiện chính sách dân số phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội đất nước.

+ Phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số, đẩy mạnh công tác truyền thông và giáo dục với các hình thức phù hợp đến toàn dân.

+ Xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế lồng ghép các yếu tố dân số trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội; trong kế hoạch phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực.

+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại nhằm phục vụ, nâng cao chất lượng dân số.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

* Quy mô: Việt Nam là quốc gia đông dân với khoảng 98,5 triệu người, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới (năm 2021). 

* Tình hình gia tăng: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta có xu hướng giảm nhờ chính sách dân số phù hợp với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hôi.

* Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội

- Thuận lợi:

+ Số dân đông tạo ra nguồn lao động dồi dào

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn

+ Là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước. 

- Khó khăn: Gây nhiều sức ép về kinh tế - xã hội và môi trường.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

*  Đặc điểm cơ cấu dân số

- Cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính

- Cơ cấu thành phần dân tộc

*  Giải thích 

- Cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính:

+ Do sự phát triển kinh tế, điều kiện sống và các dịch vụ y tế được cải thiện nên tuổi thọ trung bình của người dân tăng cùng với việc giảm tỉ lệ sinh đã tác động đến sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta.

+ Nguyên nhân của tình trạng chênh lệch giới tính khi sinh chủ yếu do yếu tố tâm lí xã hội và mất cân bằng giới tính khi sinh.

- Cơ cấu thành phần dân tộc:

+ Nước ta có nhiều thành phần dân tộc (54 dân tộc)

+ Dân tộc Kinh có số dân đông nhất, chiếm hơn 85%, các dân tộc thiểu số chiếm gần 15% số dân cả nước (năm 2021).

+ Nước ta còn có hơn 5,3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, luôn hướng về quê hương, đất nước.

* Thế mạnh và hạn chế

- Thế mạnh:

+ Duy trì mức sinh hợp lí và cải thiện chính sách an sinh xã hội là vấn đề cấp thiết để vừa đảm bảo nguồn lao động cho các ngành kinh tế vừa chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

+ Thành phần dân tộc đa dạng đã tạo nên sự phong phú, đặc sắc về văn hoá, da dạng ngành nghề truyền thống; các dân tộc luôn đoàn kết, mang lại lợi thế lớn trong xây dựng và phát triển đất nước.

- Hạn chế:

+ Sự mất cân bằng giới tính khi sinh gây ra những khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

+ Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế – xã hội giữa các dân tộc, việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của các dân tộc gặp khó khăn. 

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Mật độ dân số trung bình nước ta khoảng 297 người/km² (năm 2021). 

- Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất với 1 091 người/km², Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất với 111 người/km² (năm 2021). 

- Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn trong nhiều thập kỉ qua có sự thay đổi đáng kể. 

+ Tỉ lệ dân thành thị không ngừng tăng, là kết quả của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 

+ Năm 2021, tỉ lệ dân thành thị là 37,1%, tỉ lệ dân nông thôn là 62,9%.

- Tuy nhiên, một số khu vực có sự phân bố dân cư chưa hợp lí, gây ra những khó khăn trong khai thác tài nguyên, giải quyết vấn đề việc làm,...

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

1. Chiến lược

- Duy trì mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, các đối tượng.

- Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số có số dân dưới 10 nghìn người, đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, duy trì cơ cấu dân số theo nhóm tuổi hợp lí.

- Nâng cao chất lượng dân số, phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững, thích ứng với già hoá dân số.

- Thúc đẩy phân bố dân cư hợp lí và đảm bảo an ninh quốc phòng.

- Hoàn thành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đẩy mạnh lồng ghép các yếu tố dân số vào việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

2. Giải pháp

- Tăng cường sự quản lí của nhà nước về công tác dân số, thực hiện chính sách dân số phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội đất nước.

- Phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số, đẩy mạnh công tác truyền thông và giáo dục với các hình thức phù hợp đến toàn dân.

- Xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế lồng ghép các yếu tố dân số trong các chiến - lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án ự án phát triển kinh tế - xã hội; trong kế hoạch phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại nhằm phục vụ, nâng cao chất lượng dân số, góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước bền vững.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI NƯỚC TA, NĂM 2009 VÀ 2021

Nhận xét: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta giai đoạn 2009 – 2021 có biến động nhẹ:

- Dân số theo nhóm tuổi từ 0 – 14 giảm 0,4%; từ 24,5% còn 24,1%.

- Dân số theo nhóm tuổi từ 15 – 64 giảm 0,7%; từ 69,1% còn 67,6%; chiếm tỉ trọng lớn nhất.

- Dân số theo nhóm tuổi từ 65 tuổi trở lên tăng 1,9%; từ 6,4% lên 8,3%.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Những vùng đồng bằng, ven biển và thành thị có nhiều điều kiện sống thuận lợi hơn: đi lại dễ dàng, sản xuất phát triển, đời sống văn hóa cao…. => dân cư tập trung đông đúc.

Vùng núi, nông thôn còn nhiều điểm yếu kém: cơ sở hạ tầng thấp, giao thông kém, đời sống khó khăn, ít có cơ hội phát triển..... => dân cư tập trung thưa thớt.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Báo cáo ngắn về cơ cấu dân số theo tuổi, giới tính và những tác động đến kinh tế - xã hội tại Hà Nội

* Cơ cấu dân số theo tuổi:

- Dân số trẻ (0-14 tuổi): Chiếm 20,8% (năm 2020), có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây.

- Dân số trong độ tuổi lao động (15-59 tuổi): Chiếm 71,4% (năm 2020), là nhóm dân số chủ yếu, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

- Dân số cao tuổi (60 tuổi trở lên): Chiếm 7,8% (năm 2020), có xu hướng tăng nhanh.

* Cơ cấu dân số theo giới tính:

- Tỷ số giới tính: 102,2 nam/100 nữ (năm 2020), chênh lệch không đáng kể.

- Sự phân bố theo giới tính:

+ Nam giới tập trung nhiều hơn ở nhóm tuổi lao động.

+ Nữ giới tập trung nhiều hơn ở nhóm tuổi cao tuổi.

* Tác động đến kinh tế - xã hội:

a. Tác động đến kinh tế:

- Lực lượng lao động:

+ Dồi dào, trẻ, năng động.

+ Nhu cầu việc làm cao.

+ Nâng cao năng suất lao động.

- Thị trường tiêu dùng:

+ Mở rộng, đa dạng.

+ Nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ cao.

- Thu hút đầu tư:

+ Lợi thế về nguồn nhân lực.

+ Cơ hội phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ.

b. Tác động đến xã hội:

- Giáo dục:

+ Nhu cầu về giáo dục cao, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp.

+ Áp lực lên hệ thống giáo dục.

- Y tế:

+ Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cao, đặc biệt là cho người cao tuổi.

+ Áp lực lên hệ thống y tế.

+ An sinh xã hội:

+ Nhu cầu về nhà ở, việc làm, an sinh cho người cao tuổi và người nghèo.

+ Áp lực lên ngân sách nhà nước.

Trả lời bởi datcoder