Bài 7: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ

ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Lí do:

- Đất phù sa màu mỡ.

- Nguồn nước dồi dào.

- Địa hình đồng bằng thuận lợi cho trồng lúa nước.

- Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Ở các làng quê Bắc bộ, hình ảnh cây đa cổ thụ tượng trưng cho sự trường tồn của thời gian, chứng kiến sự đổi thay của con người, của đất trời. Những cây đa thường được trồng ở đầu làng, cuối làng, giữa làng hay ở bên cạnh các di tích: đình, đền, chùa trong làng. Làng quê Bắc bộ có nhiều kiểu kiến trúc độc đáo như: những chiếc cầu ngói, cầu gạch, cầu xây bằng đá.. trước khi vào làng. 

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Đúc đồng là nghề truyền thống, là công việc thủ công do những người thợ có chuyên môn thực hiện. Cũng với cơ chế đun nóng dung dịch đồng, tạo khối và trạm trổ, người thợ tạo ra thành phẩm với các hình khối khác nhau và có vẻ ngoài sáng bóng.Thực tế đồng là kim loại đầu tiên mà con người tìm ra và sử dụng. Theo một số tư liệu lịch sử, đúc đồng đã xuất hiện ở Việt Nam cách đây khoảng 4000 năm vào thời Phùng Nguyên (hậu kỳ thời Đá mới – sơ kỳ thời Đồ đồng). Đến thời Đông Sơn cũng là thời kỳ các Vua Hùng dựng nước (cách đây 2000 – 3000 năm), nghề đúc đồng đạt đến đỉnh cao phát triển. Khi dòng lịch sử dịch chuyển đến thời Lý Trần, các thế hệ thợ đúc đồng còn dùng thêm cả vàng, bạc để chế tác ra nhiều sản phẩm như tượng Phật, chuông khánh… Hiện nay nghề đúc đồng vẫn còn tồn tại và tiếp tục phát triển tại một số tỉnh thành, chủ yếu là miền Bắc Việt Nam. Một số làng nghề nổi tiếng như làng Ngũ Xã (Hà Nội), làng Đại Bái (Bắc Ninh) chuyên về đúc đồng mỹ nghệ (tượng đồng, lư hương thờ cúng…). Trong khi đó các làng nghề đúc đồng Mỹ Đồng hay An Dương (Hải Phòng) lại nổi danh với nghề đúc đồng cơ khí.uy trình tạo ra một sản phẩm đúc đồng đòi hỏi bất kỳ người thợ lành nghề nào cũng phải đặt 100% tâm huyết và sự khéo léo. Chỉ kỹ thuật đúc đồng chuẩn mới cho ra đời những sản phẩm chất lượng. Quy trình đúc đồng cơ bản gồm các khâu: (1) Tạo mẫu, (2) Tạo khuôn, (3) Nấu chảy nguyên liệu, (4) Rót khuôn, (5) Hoàn thiện sản phẩm.Mỗi công đoạn đều đóng vai trò quyết định đến chất lượng cuối cùng của thành phẩm. Khâu vẽ mẫu là khởi nguồn cho ý tưởng hình dáng sản phẩm. Khâu tạo khuôn khó nhằn đòi hỏi những người thợ lành nghề tham gia. Các bước nấu chảy nguyên liệu, rót nguyên liệu vào khuôn yêu cầu sự tỉ mỉ, kiên nhẫn để đảm bảo an toàn và chất lượng thành phẩm. Từ đó bước cuối cùng sẽ gia công để hoàn thiện sản phẩm và xuất xưởng.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo:

- Hội Lim, Hội Chùa Hương, Hội Gióng…là những lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ.

- Lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân để cầu cho một năm mới mạnh khỏe, mùa màng bội thu, tạ ơn trời đất,... Trong lễ hội, người dân thường mặc trang phục truyền thống, tổ chức tế lễ và các hoạt động vui chơi, giải trí. Một số lễ hội nổi tiếng ở Đồng bằng Bắc Bộ như: hội Lim, hội chùa Hương, hội Gióng, hội Phủ Dầy,...

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

THAM KHẢO
- Mô tả hệ thống đê sông Hồng:
+ Hệ thống đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ có tổng chiều dài hàng nghìn ki-lô-mét. Nhiều nơi đê có độ cao từ 6 m đến 8 m, có nơi cao hơn 10 m.
+ Đây là công trình vĩ đại của người dân trong việc ngăn lũ của sông ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Vai trò của đê sông Hồng: nhờ có hệ thống đê ven sông mà đời sống của người dân được đảm bảo hơn; dân cư phân bố rộng khắp đồng bằng; nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ phát triển; nhiều di tích lịch sử, văn hóa,... được lưu giữ.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Đồng bằng Bắc Bộ là vùng có rất nhiều nghề thủ công khác nhau. Nhiều nghề đạt mức độ tinh xảo, tạo nên những sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước như: lụa Vạn Phúc và gốm sứ Bát Tràng (thành phố Hà Nội), đồ gỗ Đồng Kỵ và đúc đồng Đại Bái (tỉnh Bắc Ninh), chạm bạc Đồng Xâm (tỉnh Thái Bình), sản phẩm từ cói Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình)....
- Để tạo nên một sản phẩm thủ công, những người thợ phải tiến hành các công đoạn khác nhau. Ngày nay, nhiều công việc sản xuất thủ công được áp dụng máy móc và công nghệ mới giúp cho sản phẩm ngày càng đa dạng, chất lượng và đẹp mắt

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

- Một số dân tộc sống ở Đồng bằng Bắc Bộ: Kinh, Mường, Thái, Dao...

- Những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có mật độ dân số từ 501 đến 1.000 người/km2, từ 1001 đến 1 500 người/km2 và từ 1501 người/km2 trở lên.

*Từ 501 đến 1.000 người/km: Vĩnh Phúc, Hà Nam, Ninh Bình
*Từ 1001 đến 1 500 người/km2: Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định
*Từ 1501 người/km2 trở lên: Hà Nội, Bắc Ninh
- Nhận xét và giải thích về sự phân bố dân cư ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ: Đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư đông đúc nhất nước ta. Dân cư tập trung đông ở vùng trung tâm, thưa hơn ở phía rìa đồng bằng.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

- Một số lễ hội ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ: lễ hội chùa Hương ; lễ hội chùa Thầy; Hội Lim; Hội Gióng; hội Phủ Dầy,...
- Một số nghề truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ: nghề làm gốm sứ ở Bát Tràng (Hà Nội); nghề dệt lụa ở Vạn Phúc (Hà Nội); nghề đúc đồng ở Đại Bái (Bắc Ninh),…

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

- Để có được những hạt lúa, người nông dân phải trải qua nhiều hoạt động khác nhau: Từ chọn giống lúa đến làm đất, gieo mạ và cấy lúa, chăm sóc lúa, cuối cùng là thu hoạch và bảo quản.

- Trồng lúa nước là hoạt động sản xuất truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Đồng bằng Bắc Bộ là vùng sản xuất lúa lớn thứ hai của Việt Nam. Ngày nay, nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật và máy móc được áp dụng giúp nâng cao năng suất lúa, giảm bớt công sức của người nông dân.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

THAM KHẢO
- Người dân ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ sống thành làng với nhiều ngôi nhà xây dựng gần nhau. Làng là nơi người dân có mối liên kết chặt chẽ với nhau dựa trên quan hệ dòng họ, hàng xóm,... giúp đỡ nhau về vật chất, tinh thần.
- Trước kia, làng ở Đồng bằng Bắc Bộ thường có lũy tre xanh bao bọc, có cổng vào làng. Mỗi làng có một ngôi đình thờ người có công với làng, với nước gọi là Thành hoàng. Một số làng còn có đền, chùa,...
- Ngày nay, làng có nhiều nhà hiện đại hơn, đường làng thường được đổ bê tông hoặc rải nhựa thuận tiện cho việc đi lại, có các công trình phục vụ công cộng như: nhà văn hóa, trường học,...

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng