Bài 4: Cơ chế thị trường.

H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Chớ bán gà ngày gió, chớ bán chó ngày mưa: bán gà, bán chó vào những ngày đó không được giá vì mưa rét nên lông của chúng xù hoặc bị ướt lên trông xấu mã. Ý muốn nói làm việc ngược đời; cũng có nghĩa thêm là không gặp thời hoặc không chọn đúng thời cơ để tiến hành công việc.

- Trăm người bán, vạn người mua: Người bán đông thì người mua cũng sẽ nhiều. Ý nói lên sự sòng phẳng trong trao đổi, mua bán chốn chợ búa.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Các mối quan hệ tác động giữa các chủ thể kinh tế:

+ Quan hệ cung cầu, giá cả

+ Quan hệ hàng hóa – tiền tệ

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của các chủ thể kinh tế

+ Giá thành nguyên vật liệu cho sản xuất

+ Giá thành hàng hóa

- Sự lựa chọn của các chủ thể kinh tế sẽ làm ảnh hưởng đến yếu tố giá cả và số lượng hàng hóa của thị trường.

- Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như quy luật cạnh tranh, cung – cầu, giá cả,… chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

*Trường hợp 1:

- Những tác động từ cơ chế thị trường đến doanh nghiệp T:

+ Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào các sản phẩm trứng gia cầm kích thích phát triển sản xuất của doanh nghiệp T.

+ Cơ chế thị trường kích thích sự đổi mới, đầu tư công nghệ sản xuất, đầu tư dây chuyền kĩ thuật xử lí trứng gà của doanh nghiệp T.

+ Thực hiện phân phối các sản phẩm ra thị trường trong nước và các quốc gia vùng lãnh thổ khác.

- Các biện pháp:

+ Đổi mới, đầu tư công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chát lượng sản phẩm.

+ Đầu tư dây chuyền kĩ thuật xử lí trứng gà bằng ozon và tia cực tím trước khi đóng hộp.

+ Kí kết nhiều đơn hàng cho thị trường trong nước và quốc tế.

- Các biện pháp đó làm cho doanh thu của Doanh nghiệp T không ngừng tăng lên và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.

*Trường hợp 2:

- Áp lực cạnh tranh trên thị trường đã giúp cho Công tin bánh kẹo C ngày càng phát triển.

- Hiểu biết về ưu điểm của cơ chế thị trường:

+ Cơ chế thị trường kích thích hoạt động của các chủ thể kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự do của họ.

+ Sự tác động của cơ chế thị trường sẽ đưa đến sự thích ứng tự phát giữa khối lượng và cơ cấu của sản xuất với khối lượng và cơ cấu nhu cầu của xã hội. Nhờ đó con người mới có thể thỏa mãn tốt hơn nhiều loại sản phẩm, đa dạng về chủng loại cũng như cơ cấu sản phẩm.

+ Cơ chế thị trường kích thích đổi mới kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, cạnh tranh càng cao đòi hỏi giảm chi phí cá biệt càng lớn bằng cách áp dụng các phương pháp đổi mới, kỹ thuật và công nghệ sản xuất, đổi mới sản phẩm, đổi mới tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế.

+ Cơ chế thị trường thực hiện phân phối các nguồn lực kinh tế một cách tối ưu. Các nguồn lực sản xuất tự điều tiết và di chuyển đến nơi nào được sử dụng với hiệu quả cao nhất, tuân theo các nguyên tắc của thị trường.

+ Sự điều tiết của cơ chế thị trường mềm dẻo có khả năng thích nghi cao trước sự biến đổi các điều kiện kinh tế – xã hội, làm thích ứng giữa sản xuất xã hội với nhu cầu xã hội.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Nhược điểm của cơ chế thị trường trong các trường hợp:

+ Trường hợp 1: Gây suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường

+ Trường hợp 2: Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh

- Các nhược điểm khác của cơ chế thị trường mà em biết

+ Nguy cơ khủng hoảng, lạm phát

+ Sự phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất, kinh doanh.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a – Em đồng tình với ý kiến trên vì cơ chế thị trường: là cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế thị trường do sự tác động của các quy luật vốn có của nó. Nói một cách cụ thể hơn, cơ chế thị trường là hệ thống hữu cơ của sự thích ứng lẫn nhau, tự điều tiết lẫn nhau của các yếu tố giá cả, cung cầu, cạnh tranh…trực tiếp phát huy tác dụng trên thị trường để điều tiết nền kinh tế thị trường.

b – Em không đồng tình với ý kiến trên vì ngoài việc đảm bảo cho người sản xuất, kinh doanh tự do lựa chọn và quyết định việc sản xuất, kinh doanh của mình thì cơ chế thị trường còn cho phép các chủ thể kinh tế khác như chủ thể trung gian, chủ thể tiêu dùng hoạt động kinh tế tự do.

c – Em đồng tình với ý kiến trên vì chỉ khi sáng tạo trong sản xuất kinh doanh và quản lí mới có thể đem lại được lợi nhuận và đứng vững trên thị trường.

d – Em không đồng tình với ý kiến trên vì điều kiện sản xuất giống nhau, quy luật giá trị tác động như nhau sẽ không dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Trường hợp 1:

- Ưu điểm:

+ Kích thích hoạt động và tạo động lực sáng tạo cho các chủ thể kinh tế

+ Thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến, phát minh và ứng dụng thành tựu của khoa học – công nghệ vào sản xuất.

+ Thực hiện phân phối các nguồn lực một cách tối ưu.

Trường hợp 2:

- Nhược điểm:

+ Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh

+ Tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng, có thể dẫn đến lạm phát.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a – Các hộ kinh doanh ở Đà Lạt đã phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế vùng miền khi cho xây dựng các homestay phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch khi đến địa phương.

b -  Cửa hàng bánh kẹo T đang cạnh tranh không lành mạnh khi đã làm giả thương hiệu bánh nổi tiếng và bán ra thị trường để thu nhiều lợi nhuận.

c – Hợp tác xã B đã sáng tạo trong sản xuất các dòng sản phẩm từ nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương. Hơn nữa, hợp tác xã B còn đầu tư cải tiến máy móc nhằm phát triển sản phẩm.

d – Doanh nghiệp H đang cạnh tranh không lành mạnh khi đã cho nhân viên viết bài đưa lên mạng xã hội nói xấu sản phẩm của Doanh nghiệp T.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Hình 1 – Xả thải trực tiếp xuống sông Thị Vải của công ti Vedan

Lĩnh vực hoạt động của Công ty Vedan là sản xuất bột ngọt, tinh bột, nước đường, xút (NaOH), axit (HCl), phân bón… Theo các nhà chuyên môn, trong quá trình sản xuất các sản phẩm này, nước thải (hay chất thải nói chung) của công ty có chứa nhiều chất gây ô nhiễm môi trường, song đáng ngại nhất là chất độc cyanure.

Trong quá trình sản xuất, Công ty Vedan đã nhiều lần xả thải trực tiếp xuống dòng sông Thị Vải gây ô nhiễm môi trường. Rõ ràng, với những hành vi của Công ty Vedan, vấn đề đạo đức kinh doanh đã hoàn toàn bị bỏ qua. Hay nói cách khác, vì mục tiêu lợi nhuận, Vedan đã sẵn sàng chà đạp lợi ích của cộng đồng, gây hại cho cộng đồng. Nghịch lý là ở chỗ, cộng đồng lại chính là cái nôi nuôi sống Vedan và các doanh nghiệp, là nguồn cung cấp nguyên liệu và là người tiêu dùng sản phẩm của họ. Vì vậy, như một tờ báo đã nói, phản bội lợi ích của cộng đồng cũng có nghĩa là Vedan tự tìm cho mình con đường diệt vong ở Việt Nam. Qua vụ việc trên đây cho thấy việc công ty Vedan vi phạm đã rõ. Song, xét về mặt đạo đức trong kinh doanh có thể nhận thấy Vedan là một doanh nghiệp lớn nhưng chưa phải là doanh nghiệp có thiện trí trong đạo đức kinh doanh vì việc xả chất thải độc hại ra môi trường là vi phạm pháp luật nhưng họ vẫn làm đến khi bị phát hiện bắt quả tang thì việc khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại cho người dân họ lại “cò cưa” từng tí một.

Trả lời bởi datcoder