Bác An gửi tiết kiệm 150 triệu đồng với kì hạn 12 tháng. Đến cuối kì (tức là sau 1 năm), bác An thu được số tiền cả vốn lẫn lãi là 159 triệu đồng. Tính lãi suất gửi tiết kiệm của bác An.
Bác An gửi tiết kiệm 150 triệu đồng với kì hạn 12 tháng. Đến cuối kì (tức là sau 1 năm), bác An thu được số tiền cả vốn lẫn lãi là 159 triệu đồng. Tính lãi suất gửi tiết kiệm của bác An.
Xét bài toán mở đầu
Gọi x (viết dưới dạng số thập phân) là lãi suất gửi tiết kiệm (tính theo năm) của bác An. Viết biểu thức tính số tiền lãi mà bác An nhận được sau một năm theo x
Biểu thức tính số tiền lãi mà bác An nhận được sau một năm là: 150.x = 9 (triệu đồng)
Trả lời bởi Hà Quang MinhSố tiền bác An thu được sau một năm bao gồm cả số tiền vốn và số tiền lãi. Dựa vài kết quả của HĐ1, viết hệ thức chứa x biểu thị số tiền bác An thu được là 159 triệu đồng.
Hệ thức chứa x biểu thị số tiền bác An thu được là 159 triệu là: 150 + (150. x) =159 (triệu đồng)
Trả lời bởi Hà Quang MinhXét phương trình 2x + 9 = 3 − x (1)
a) Chứng minh rằng x = −2 thỏa mãn phương trình (1) (tức là 2 vế của phương trình nhận cùng một giá trị khi x = −2
Khi đó ta nói x = −2 là một nghiệm của phương trình (1)
b) Bằng các thay trực tiếp vào hai vế của phương trình, hãy kiểm tra xem x = 1 có phải một nghiệm của phương trình (1) không
a) Có phươg trình (1): 2x + 9 = 3 − x => 3x = −6 => x = −2
=> x = −2 là một nghiệm của phương trình (1)
b) Thay trực tiếp x = 1 vào hai vế của phương trình, ta thấy x = 1 không phải là một nghiệm của phương trình (1)
Trả lời bởi Hà Quang MinhHãy cho ví dụ về một phương trình ẩn x và kiểm tra xem x = 2 có là một nghiệm của phương trình đó không?
Cho phương ẩn x: \(2{\rm{x}} - 3 = 4{\rm{x}} + 1\)
Thay x = 2 vào phương trình \(2.2 - 3 \ne 4.2 + 1\)
Do đó, x = 2 không phải là nghiệm của phương trình: \(2{\rm{x}} - 3 = 4{\rm{x}} + 1\)
Trả lời bởi Hà Quang MinhNhững phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất một ẩn:
a) \(2{\rm{x}} + 1 = 0\)
b) \( - x + 1 = 0\)
c) \(0.x + 2 = 0\)
d) \(\left( { - 2} \right).x = 0\)
Các phương trình bậc nhất là:
a) \(2{\rm{x}} + 1 = 0\);
b) \( - x + 1 = 0\);
d) \(\left( { - 2} \right).x = 0\)
Trả lời bởi Hà Quang MinhXét phương trình bậc nhất một ẩn 2x − 6 = 0 (2)
Hãy thực hiện các yêu cầu sau để giải phương trình (2) (tức là tìm nghiệm của phương trình đó):
a) Sử dụng quy tắc chuyển vế, hãy chuyển hạng tử tự do -6 sang vế phải
b) Sử dụng quy tắc nhân, nhân cả hai vế của phương trình với \(\frac{1}{2}\) để tìm nghiệm x
a) Ta có 2x − 6 = 0 => 2x = 6
b) \(\frac{1}{2}.\)2x=6. \(\frac{1}{2}\)=> x = 3
Trả lời bởi Hà Quang MinhGiải các phương trình sau:
a) 2x−5=0;
b) \(4 - \frac{2}{5}x = 0\)
`a, 2x-5=0`
`<=> 2x=5`
`<=>x=5/2`
Vậy \(S=\left\{\dfrac{5}{2}\right\}\)
`b, 4-2/5x=0`
`<=> 2/5x=4`
`<=> x= 4 : 2/5`
`<=> x= 10`
Vậy \(S=\left\{10\right\}\)
Trả lời bởi ⭐Hannie⭐Bác An gửi tiết kiệm 150 triệu đồng với kì hạn 12 tháng. Đến cuối kì (tức là sau 1 năm), bác An thu được số tiền cả vốn lẫn lãi là 159 triệu đồng. Tính lãi suất gửi tiết kiệm của bác An.
Lãi mà bác An nhận được là: 159−150=9 (triệu đồng)
=> Lãi suất gửi tiết kiệm của bác An là: \(\frac{{9.100}}{{150}} = 6\left( \% \right)\)
Trả lời bởi Hà Quang MinhHai bạn Vuông và Tròn giải phương trính: \(2{\rm{x}} + 5 = 16\) như sau:
Vuông: \(\begin{array}{l}2{\rm{x}} + 5 = 16\\2{\rm{x}} = 16 - 5\\2{\rm{x}} = 11\\x = \frac{{11}}{2}\end{array}\)
Tròn: \(\begin{array}{l}2{\rm{x}} + 5 = 16\\\frac{{2{\rm{x}}}}{2} + 5 = \frac{{16}}{2}\\x + 5 = 8\\x = 8 - 5\\x = 3\end{array}\)
Theo em, bạn nào đúng, bạn nào sai? Giải thích?
Ta có: \(\begin{array}{l}2{\rm{x}} + 5 = 16\\2{\rm{x}} = 16 - 5\\2{\rm{x}} = 11\\x = \frac{{11}}{2}\end{array}\)
Như vậy, bạn Vuông giải đúng, bạn Tròn giải sai
Trả lời bởi Hà Quang Minh
Lãi mà bác An nhận được là: 159 – 150 = 9 (triệu đồng)
=> Lãi suất gửi tiết kiệm của bác An là: \(\frac{{9.100}}{{150}} = 6\left( \% \right)\)
Trả lời bởi Hà Quang Minh