Những biến động về mặt kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Những biến động về mặt kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Điểm lại các phong trào yêu nước tiêu biểu trong thời kì chiến tranh.
Các phong trào yêu nước tiêu biểu trong thời kì chiến tranh.
Phong trào |
Thời gian |
Lãnh đạo |
Địa bàn |
Hình thức |
Kết quả |
1. Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội |
1914- 1916 |
Bắc Kì, Trung Kì |
Bạo động |
Thất bại |
|
2. Cuộc vân động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân |
1916 |
Thái Phiên, Trần Cao Vân, vua Duy Tăn |
Trung Kì |
Vận động khởi nghĩa |
Thất bại |
3. Khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên |
1917 |
Đội Cấn, Lương Ngọc Quyến |
Thái Nguyên |
Khởi nghĩa vũ trang |
Thất bại |
4. Khởi nghĩa của các tộc người thiểu số |
1914- 1935 |
Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên |
Khởi nghĩa vũ trang |
Đến năm 1935 mới bị dẹp yên |
|
5. Phong trào Hội kín ở Nam Kì |
1913-1916 |
Phan Xích Long |
Nam Kì |
Khởii nghĩa vũ trang |
Thất bại |
6. Phong trào công nhân |
1916-1918 |
Bắc Kì |
Khởi nghĩa vũ trang, đình công |
Giới chủ phái nhượng bộ một số quyền lợi cho công nhân |
Tại sao nói đây là thời kì phong trào cách mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo?
- Phong trào cách mạng Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra rất sôi nổi, dưới nhiều hình thức, theo các khuynh hướng : phong kiến và dân chủ tư sản tuy nhiên các phong trào đều diễn ra lẻ tẻ, không thống nhất và không giành được thắng lợi. Điều đó chứng tỏ cách mạng Việt Nam đang ở giai đoạn bế tắc về đường lối.
- Phong trào cách mạng Việt Nam chưa tìm ra được một giai cấp có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng, tập hợp mọi tầng lớp, giai cấp đưa cách mạng đến thành công. Điều đó phản ánh cách mạng Việt Nam đang bế tắc về giai cấp lãnh đạo.
Trả lời bởi Nhật Linh
* Về kinh tế:
-Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp thi hành chính sách cướp bóc ráo riết về kinh tế. Kinh tế Việt Nam chuyển sang hướng phục vụ cho Pháp tiến hành chiến tranh.
- Nông nghiệp từ chỗ độc canh cây lúa đã chuyển một phần sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh. Nông nghiệp trồng lúa gặp nhiều khó khăn.
- Trong công thương nghiệp, thực dân Pháp thực hiện chính sách nới lỏng độc quyền, một số xí nghiệp của người Việt được mở rộng thêm, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh mới ra đời.
* Về xã hội :
- Đời sống của nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, lực lượng lao động giảm sút do chính sách bắt lính của thực dân Pháp.
- Giai cấp công nhân tãng thêm về số lượng do các cơ sở sản xuất được mở rộng (17 000 người).
- Chính sách nới lỏng độc quyền của Pháp tạo điều kiện cho tư sản Việt Nam có dịp vươn lên, tư sản một số ngành đã thoát khỏi sự kiềm chế của tư bản Pháp.
- Tầng lớp tiểu tư sản tăng lên về số lượng.
Trả lời bởi Nhật Linh