Giả sử tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Ấn Độ là 2% và không thay đổi trong thời kì 1995 - 2000.
Hãy trình bày cách tính và điền kết quả vào bảng số liệu dân số của Ấn Độ theo mẫu dưới đây:
Giả sử tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Ấn Độ là 2% và không thay đổi trong thời kì 1995 - 2000.
Hãy trình bày cách tính và điền kết quả vào bảng số liệu dân số của Ấn Độ theo mẫu dưới đây:
Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học.
- Gia tăng dân số tự nhiên là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được coi là động lực phát triển dân số.
- Gia tăng cơ học gồm hai bộ phận: xuất cư (những người rời khỏi nơi cư trú) và nhập cư (những người đến di cư trú mới). Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư được gọi là gia tăng cơ học.
Trên phạm vi toàn thế giới, gia tăng cơ học không ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số nói chung, nhưng đối với từng khu vực, từng quốc gia thì nó lại có ý nghĩa quan trọng
Lấy ví dụ cụ thể về sức ép dân số ở địa phương đối với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội và tài nguyên môi trường.
Gia tăng dân số tự nhiên dựa trên biểu đồ sinh / tử ( lấy sinh suất - tử suất ) tính bình quân mức tăng hàng năm.
Ví dụ VN có mức tăng dân số khoảng 1, 3 % / năm.
(*)Gia tăng DS cơ học là tăng ...ngoài ý muốn , nghĩa là dân số tăng đột biến vì những nguyên nhân khác nhau ( thường là do nơi khác đến )
Gia tăng DS cơ học thường được dùng cho thành phố , là nơi dân lao động nhâp cư từ các tỉnh thành đổ về, làm các TP luôn luôn quá tải ...
VD : Người dân hàng năm lại phải chi thu nhập chỉ riêng cho vấn đề ăn uống. Sự nghèo khổ của đa số nhân dân cũng hạn chế sức tiêu thụ hàng công nghiệp và gây nhiều khó khăn cho nghành thương mại nội địa cũng như quá trình công nghiệp hóa.
Dựa vào hình 22.1, em hãy nhận xét tình hình tỉ suất sinh thô của thế giới và ở các nước đang phát triển, các nước phát triển, thời kì 1950 - 2005
Thời kì 1950 - 2005, tỉ suất sinh thô của toàn thế giới cao hơn các nước phát triển và thấp hơn các nước đang phát triển: tỉ suất sinh thô ở các nước đang phát triển cao hơn nhiều lần các nước phát triển.
- Trong nửa thế kỉ. từ 1950 - 2005. tỉ suất sinh thô của toàn thế giới, các nước phát triển. các nước đang phát triển đều có xu hướng giảm nhanh. Tỉ suất sinh thô ở các nước phát triển giảm nhanh hơn so với các nước đang phát triển và toàn thế giới (giảm 2.1 lần so với 1,75 lần và 1,71 lần).
Dựa vào hình 22.2, em hãy nhận xét tỉ suất tử thô của toàn thế giới và ở các nước phát triển, các nước đang phát triển thời kì 1950 - 2005
Xu hướng biến động tỉ suất tử thô: có xu hướng giảm dần nhờ những biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội và cả trong mức sinh. Đầu thế kỉ XX, mức tử vong còn khá cao, nhưng lừ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã giảm nhanh.
+ Toàn thế giới, tỉ suất tử thô ngày càng giảm nhanh, từ 25% giai đoạn 1950 - 1955 xuống còn 15% giai đoạn 1975 — 1980, 11% giai đoạn 1985 — 1990 và 9% ở giai đoạn 1995 - 2000 và 2004 - 2005.
+ Đối với các nước phát triển, mức chết giảm nhanh, nhưng sau đó chững lại và có chiều hướng tăng lên 10$ giai đoạn 1950 - 1955: 9% giai đoạn 1975 - 1980 và giai đoạn 1985 - 1990 rồi tăng lên 10% giai đoạn 1995 - 2000 và giai đoạn 2004 - 2005 là do cơ cấu dân số già, tỉ lệ người lớn tuổi cao.
+ Đối với các nước đang phát triển, mức chết giảm chậm hơn từ 28% giai đoạn 1950 - 1955 xuống 12% giai đoạn 1985 - 1990), nhưng hiện nay đã đạt mức thấp hơn so với các nước phát triển do cơ cấu dân số trẻ.
Dựa vào hình 22.3, em hãy cho biết:
- Các nước được chia thành mấy nhóm có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên khác nhau?
- Tên một vài quốc gia tiêu biểu trong mỗi nhóm.
- Nhận xét
Có thể chia ra 4 nhóm nước với mức gia tăng tự nhiên khác nhau
- Gia tăng tự nhiên bằng 0 hoặc âm: mức tử cao do dân số già, mức sinh thấp và thấp hơn hoặc bằng mức tử. Đại diện cho nhóm nước này có thể kể đến: LB. Nga. các quốc gia Đông Âu (Bun-ga-ri, U-rai-na, Bê-la-rút,...).
Gia tăng dân số chậm < 0,9%, mức tử thấp, mức sinh thấp song cao hơn mức tử, gia tăng dần số thấp và ổn định. Đó là các quốc gia ờ Bắc Mĩ, Ô-xtrây-li-a, ở Tây Âu.
- Gia tăng dân số trung bình: từ 1 - 1,9%, mức sinh tương đối cao, mức tử thấp. Tiêu biểu là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, một số nước Mĩ La-tinh như Ac-hen-li-na, Bra-xin, Chilê
- Gia tăng dân số cao và rất cao: > 2% và thậm chí trên 3%. Thuộc nhóm này gồm phần lớn các quốc gia châu Phi, các nước Trung Đông, một số quốc gia Trung và Nam Mĩ (Ni-ca-ra-goa, Goa-tê-ma-la, U-ru-goay..)
Dựa vào sơ đồ SGK trang 85, em hãy nêu hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh và sự phát triển dân số không hợp lí của các nước đang phát triển.
Gây sức ép nặng nề đối với việc phát triển kinh tế, xã hội, môi trường:
- Kinh tế: GDP/người thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm,...
- Xã hội thất nghiệp, thiếu việc làm, giáo dục, y tế........gặp nhiều khó khăn.
- Môi trường: tài nguyên bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệ, môi trường bị ô nhiễm suy thoái.
Trả lời bởi Dương Nguyễn
- Cách tính:
+ Tg là tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (2%).
+ Cho dân số thế giới năm 1998 là D8 năm 1999 là D9, năm 2000 là D0, năm 1997 là D7, năm 1995 là D5.
+ Ta có công thức:
D8 = D7 + Tg.D7 = D7 (Tg+1)
D7 = = = 955,9 triệu người.
D9 = D8 + Tg.D8 = D8 (Tg+1) = 975. 1,02 = 994,5 triệu người.
D0 = D9 (Tg+1) = 994,5. 1,02 = 1014,4 triệu người.
D7 = D6 + Tg.D6 = D6 (Tg+1) => D6 = D7/ (Tg+1) = 995,9/1,02 = 937,2 triệu người.
D6 = D5 + Tg.D5 => D5= D6/ (Tg+1) = 9377,2/1,02 = 918,8 triệu người.
Trả lời bởi _silverlining