Bài 2. Xác suất lí thuyết và xác suất thực nghiệm

QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Khi tung một đồng xu, có hai kết quả có thể xảy ra là mặt sấp và mặt ngửa.

Gọi \(A\) là biến cố xuất hiện mặt sấp.

Khi đó, xác suất xảy ra biến cố \(A\) là:

\(P\left( A \right) = \frac{1}{2}\).

Gieo 100 lần thì theo lí thuyết sẽ có 50 lần xuất hiện mặt sấp.

Vì số lần thử là 100 đủ lớn nên xác xuất thực nghiệm sẽ càng gần với \(P\left( A \right)\).

Do đó, khả năng đoán đúng của bạn Thúy cao hơn.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a) Xác suất lí thuyết của biến cố “An lấy được bóng xanh” là

\({P_1} = \frac{3}{5}\).

b) Xác suất An lấy được bóng xanh sau 20 lần là:

\({P_2} = \frac{9}{{20}}\)

Xác suất An lấy được bóng xanh sau 40 lần là:

\({P_3} = \frac{{20}}{{40}} = \frac{1}{2}\)

Xác suất An lấy được bóng xanh sau 60 lần là:

\({P_4} = \frac{{32}}{{60}} = \frac{8}{{15}}\)

Xác suất An lấy được bóng xanh sau 80 lần là:

\({P_5} = \frac{{46}}{{80}} = \frac{{23}}{{40}}\)

Xác suất An lấy được bóng xanh sau 100 lần là:

\({P_6} = \frac{{59}}{{100}}\)

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Khi tung một đồng xu, có hai kết quả có thể xảy ra là mặt sấp và mặt ngửa.

Gọi \(A\) là biến cố xuất hiện mặt sấp.

Khi đó, xác suất xảy ra biến cố \(A\) là:

\(P\left( A \right) = \frac{1}{2}\).

Gieo 100 lần thì theo lí thuyết sẽ có 50 lần xuất hiện mặt sấp.

Vì số lần thử là 100 đủ lớn nên xác xuất thực nghiệm sẽ càng gần với \(P\left( A \right)\).

Do đó, khả năng đoán đúng của bạn Thúy cao hơn.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a) Xác suất thực nghiệm của biến cố “Lấy được bóng xanh” sau 200 lần thử là \(\frac{{62}}{{200}} = \frac{{31}}{{100}}\).

b) Gọi \(N\) là tổng số quả bóng đỏ trong hộp.

Tổng số quả bóng trong hộp là \(N + 20\).

Xác suất thực nghiệm của biến cố “Lấy được bóng đỏ” sau 200 lần thử là \(\frac{{138}}{{200}} = \frac{{69}}{{100}}\).

Xác suất lí thuyết để “Lấy được bóng đỏ” là \(\frac{N}{{N + 20}}\).

Do số lần lấy bóng là 200 lần đủ lớn nên

\(\frac{N}{{N + 20}} \approx \frac{{69}}{{100}} \Leftrightarrow 100N \approx 69N + 1380 \Leftrightarrow 31N \approx 1380 \Leftrightarrow N \approx 45\)

Vậy có khoảng 45 quả bóng đỏ trong hộp.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Gọi \(N\) là số hạt nảy mầm trên 1000 hạt đem gieo.

Xác suất thực nghiệm để một hạt giống nảy mầm là \(\frac{N}{{1000}}\).

Do số hạt giống đem gieo là lớn nên \(\frac{N}{{1000}} \approx 0,8\), tức là \(N \approx 1000.0,8 = 800\).

Vậy có khoảng 800 hạt giống nảy mầm.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Số lần xuất hiện mặt có số chấm lẻ là:

\(21 + 8 + 18 = 47\) (lần)

Xác suất thực nghiệm của biến cố “Gieo được mặt có số chấm là số lẻ” là \(\frac{{47}}{{120}}\).

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Gọi \(N\) là số chuyến bay mọi người mua vé đều có mặt để lên máy bay trong 120 chuyến bay trong ngày.

Xác suất thực nghiệm để một chuyến bay mọi người mua vé đều lên máy bay là \(\frac{N}{{120}}\).

Do số chuyến bay trong ngày là lớn nên \(\frac{N}{{120}} \approx 0,9\), tức là \(N \approx 120.0,9 = 108\) (chuyến bay)

Số chuyến bay có người mua vé nhưng không lên máy bay khoảng \(120 - 108 = 12\) (chuyến bay)

Vậy có khoảng 12 chuyến bay có người mua vé nhưng không lên máy bay .

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a) Vì Mai lấy tất cả 80 lần mà có 24 lần bi trắng nên số lần lấy được bi đen là 80 – 24 = 56 (lần).

Xác xuất thực nghiệm của biến cố “Lấy được viên bi màu đen” là \(\frac{{56}}{{80}} = \frac{7}{{10}}\).

b) Gọi số viên bi đen trong hộp là \(N\)

Xác suất xuất hiện biến cố lấy được viên bi đen khi thực hiện phép thử là \(\frac{N}{{10}}\).

Do số lần lấy bi là lớn nên \(\frac{N}{{10}} \approx \frac{7}{{10}}\), tức là \(N \approx 10.7:10 = 7\) (viên bi)

Số bi trắng có trong hộp khoảng 10 – 7 = 3 (viên bi)

Vậy số viên ni trắng trong hộp khoảng 3 viên bi.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Gọi \(A\) là biến cố người được chọn ngẫu nhiên ủng hộ việc tắt điện trong sự kiện Giờ Trái Đất.

Xác suất thực nghiệm của biến cố \(A\) là \(\frac{{255}}{{300}} = 0,85\).

Do số người chọn lớn nên \(P\left( A \right) \approx 0,85\).

Vậy xác suất của biến cố “Một người được lựa chọn ngẫu nhiên trong khu dân cư ủng hộ việc tắt đèn điện trong sự kiện Giờ Trái Đất” khoảng 0,85.

Trả lời bởi Hà Quang Minh