Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế

H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Hình 2.1 – Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương:

+ APEC được thành lập năm 1989 với tôn chỉ là thúc đẩy tự do thương mại, đầu tư và mở cửa trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

+ Hiện nay, APEC gồm có 21 nền kinh tế thành viên.

+ Việt Nam là thành viên của tổ chức này từ năm 1998.

+ Mục tiêu hoạt động của APEC là: Giữ vững sự tăng trưởng và phát triển trong khu vực; Tăng cường hệ thống đa phương mở vì lợi ích của châu Á - Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác; Phát huy những tác động tích cực của sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng tăng của kinh tế khu vực và thế giới, bằng cách đẩy mạnh sự giao lưu hàng hóa - dịch vụ, vốn và công nghệ.

- Hình 2,2 – Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

+ ASEAN được thành lập năm 1967, tại Băng Cốc (Thái Lan).

+ Khi mới thành lập, ASEAN có 5 nước thành viên. Tới nay (2023), đã có 10/11 quốc gia ở Đông Nam Á là thành viên của tổ chức này.

+ Mục tiêu chung của ASEAN là: đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định, cùng phát triển hướng đến “Một Tầm nhìn, Một Bản sắc, Một Cộng đồng”

+ Việt Nam ra nhập ASEAN vào năm 1995.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

* Yêu cầu số 1: Hội nhập kinh tế quốc tế lại là vấn đề tất yếu đối với các quốc gia vì:

+ Thời đại toàn cầu hoá đã đặt ra nhiều vấn đề chung cần các quốc gia giải quyết như: bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và sự tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ.

+ Bên cạnh đó, toàn cầu hoá cũng thúc đẩy các quốc gia tham gia vào phân công lao động quốc tế. Các yếu tố sản xuất được lưu thông toàn cầu khiến các quốc gia không thể không hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Ngoài ra, hội nhập quốc tế còn là nhu cầu phát triển của mọi quốc gia, bởi: hội nhập đem lại cho các quốc gia những nguồn lực, cơ hội để phát triển như: thị trường; thành tựu khoa học - công nghệ; nguồn vốn; kinh nghiệm quản lí; các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ phong phú;...

* Yêu cầu số 2: Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân thủ các chuẩn mực chung của quốc tế.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

* Hội nhập kinh tế song phương:

- Đặc điểm:

Là sự liên kết, hợp tác giữa hai quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau nhằm thiết lập và phát triển quan hệ giữa hai bên, góp phần thúc đẩy thương mại, liên kết đầu tư, đem lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp hai nước.

+ Hình thức này được thực hiện thông qua các hiệp định thương mại tự do, đầu tư trực tiếp nước ngoài,...

Do chỉ là quan hệ giữa hai nước nên dễ đạt được những thoả thuận và nghĩa vụ, ưu đãi phù hợp, chỉ áp dụng cho hai quốc gia kí kết.

- Ví dụ: Việt Nam đã mở rộng quan hệ hợp tác song phương với hơn 170 quốc gia trên thế giới, kí kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, xây dựng và nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện với 17 nước

* Hội nhập kinh tế khu vực:

- Đặc điểm:

Là quá trình liên kết, hợp tác giữa các quốc gia trong một khu vực trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hoá, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển thông qua các Tổ chức kinh tế khu vực, các Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực, Hiệp định đối tác kinh tế,...

Hình thức này giúp quốc gia hợp tác kinh tế sâu rộng và toàn diện với các nước trong khu vực và thế giới, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn, phát triển xuất khẩu, du lịch,... tạo môi trường hoà bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác toàn diện trong khu vực và thế giới.

- Ví dụ: Việt Nam đã chủ động tham gia các hình thức hội nhập kinh tế khu vực như: Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu,....

* Hội nhập kinh tế toàn cầu:

- Đặc điểm:

Là quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ với nhau thông qua việc tham gia các tổ chức kinh tế toàn cầu.

Đây là hình thức hội nhập sâu rộng nhất của nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới tạo thêm nhiều cơ hội để hợp tác với nhiều quốc gia, tổ chức, khu vực trên toàn thế giới, mở rộng quan hệ thương mại ra thị trường toàn cầu,....

- Ví dụ: Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia các tổ chức kinh tế toàn cầu như Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ Quốc tế,...

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Đồng tình với ý kiến c. Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế là gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.

- Giải thích:

+ Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân thủ các chuẩn mực chung của quốc tế.

+ Trong thời đại toàn cầu hóa, các yếu tố sản xuất được lưu thông toàn cầu, do đó, hội nhập kinh tế quốc tế cũng làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, ví dụ như các vấn đề về: thị trường, lao động, sự tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ….

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

 Đồng tình với tất cả các nhận định trên. Vì: Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại nhiều cơ hội để thúc đẩy sự phát triển của đất nước; nhưng cũng đặt các quốc đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Ví dụ như:

- Về cơ hội phát triển:

+ Hội nhập đem lại cho các quốc gia những nguồn lực, cơ hội để phát triển như: thị trường; thành tựu khoa học - công nghệ; nguồn vốn; kinh nghiệm quản lí; các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ phong phú ;...

+ Ngoài ra, các quốc gia còn có cơ hội để mở rộng, phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh; tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người dân, ổn định an sinh xã hội. Người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận hàng hoa và dịch vụ chất lượng cao, giá cả cạnh tranh, ...

+ Đối với những quốc gia đang phát triển, thì hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tốt nhất để rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác và phát huy những lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế.

- Về thách thức:

+ Gia tăng sự cạnh tranh giữa các nền kinh tế

+ Tội phạm xuyên quốc gia, nhập cư và nhập cư bất hợp pháp...

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a. Hội nhập song phương (giữa Việt Nam và Hàn Quốc)

b. Hội nhập khu vực (Việt Nam tham gia kí kết Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN)

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

* Yêu cầu số 1: Những yêu cầu mới nào được đề cập trong thông tin trên là:

+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

+ Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế có hàm lượng khoa học – kĩ thuật – công nghệ cao

* Yêu cầu số 2: Để thích ứng với yêu cầu mới trong hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi công dân cần:

+ Tích cực học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ kiến thức và kĩ năng nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.

+ Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng vavs thành tựu khoa học - kĩ thuật…

+ Tìm hiểu về nền kinh tế và sự đa dạng văn hoá của các nước trên thế giới.

+ Phê phán, đấu tranh chống lại các hành vi mang tính kì thị, phân biệt, chia rẽ giữa các quốc gia, dân tộc.

+ Suy nghĩ, đề xuất, phát triển và hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Trường hợp a.

Công ty chế biến thuỷ sản M đã thiếu ý thức trách nhiệm khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này được thể hiện thông qua hành vi: bán phá giá sản phẩm cá tra.

+ Hành vi của công ty chế biến thủy sản M đã vi phạm các điều khoản mà Việt Nam đã kĩ kết khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế; gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong nước.

- Trường hợp b. Doanh nghiệp T đã có ý thức trách nhiệm khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này được thể hiện thông qua việc: Doanh nghiệp T chủ động tìm hiểu về quy tắc xuất xứ sản phẩm xuất khẩu và các quy định mới của châu Âu nhằm đáp ứng các yêu cầu về hàng hoá của thị trường châu Âu.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

(*) Tham khảo: Giới thiệu Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)

+ APEC được thành lập năm 1989 với tôn chỉ là thúc đẩy tự do thương mại, đầu tư và mở cửa trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

+ Hiện nay, APEC gồm có 21 nền kinh tế thành viên. Việt Nam là thành viên của tổ chức này từ năm 1998.

+ Mục tiêu hoạt động của APEC là: Giữ vững sự tăng trưởng và phát triển trong khu vực; Tăng cường hệ thống đa phương mở vì lợi ích của châu Á - Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác; Phát huy những tác động tích cực của sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng tăng của kinh tế khu vực và thế giới, bằng cách đẩy mạnh sự giao lưu hàng hóa - dịch vụ, vốn và công nghệ.

Biểu tượng của tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

Trả lời bởi datcoder