Bài 18: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng

QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Ta có độ dịch chuyển cố định, thí nghiệm cho biết được thời gian nên ta có thể xác định được vận tốc tức thời của xe.

- Lưu ý về dấu của vận tốc tức thời:

+ Nếu khối lượng của vật 1 va chạm vào vật 2 lớn hơn, hệ hai vật chuyển động cùng chiều với chiều chuyển động của vật 1 thì vận tốc tức thời lớn hơn 0

+ Nếu hệ hai vật chuyển động ngược chiều với chiều ban đầu của vật 1 thì vận tốc tức thời nhỏ hơn 0

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

+ Lần đo 1: \(\frac{{\left| {{p_1} - p'} \right|}}{{{p_1}}}.100\%  = \frac{{\left| {0,230 - 0,222} \right|}}{{0,230}}.100\%  = 3,48\% \)

+ Lần đo 2: \(\frac{{\left| {{p_1} - p'} \right|}}{{{p_1}}}.100\%  = \frac{{\left| {0,240 - 0,231} \right|}}{{0,240}}.100\%  = 3,75\% \)

+ Lần đo 3: \(\frac{{\left| {{p_1} - p'} \right|}}{{{p_1}}}.100\%  = \frac{{\left| {0,240 - 0,245} \right|}}{{0,240}}.100\%  = 2,08\% \)

=> Động lượng trước và sau va chạm gần như nhau.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Trên thực tế, không tồn tại hệ kín lí tưởng. Vì môi trường luôn luôn có sự tương tác vật chất với nhau.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Nếu chỉ có 1 đồng hồ đo thời gian hiện số thì ta sử dụng thêm một đồng hồ bấm giây để đo thời gian vật di chuyển.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Trước khi thực hiện thí nghiệm thì đệm khí được khởi động nên khi hai xe di chuyển va chạm vào nhau, sẽ không có lực ma sát cản trở chuyển động, chỉ còn tương tác giữa các vật trong hệ nên thí nghiệm được xem như gần đúng là hệ kín.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a)

- Cầu thủ A:

+ Hướng động lượng: phương ngang, chiều từ trái sang phải

+ Độ lớn: p= m.v= 78.8,5 = 663 (kg.m/s)

- Cầu thủ B:

+ Hướng động lượng: phương ngang, chiều từ phải sang trái

+ Độ lớn: p= m.v= 82.9,2 = 754,4 (kg.m/s)

b) Chọn chiều dương từ phải sang trái

Ta có: \(\overrightarrow p  = \overrightarrow {{p_A}}  + \overrightarrow {{p_B}} \)

Chiếu lên chiều dương, ta có:

\(p = {p_B} - {p_A} = 754,4 - 663 = 91,4(kg.m/s)\)

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Dự đoán: Viên bi bằng sắt sẽ làm khúc gỗ dịch chuyển nhiều hơn viên bi bằng thủy tinh.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Yếu tố quyết định sự chuyển động của các mảnh vỡ sau khi pháo hoa nổ:

+ Vận tốc của các mảnh vỡ;

+ Khối lượng của các mảnh vỡ.

- Yếu tố làm cho viên đạn thể thao đường kính 9 mm có khả năng gây ra sự tàn phá mạnh khi bắn vào quả táo:

+ Động lượng của viên đạn lớn;

+ Thời gian va chạm rất ngắn.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Động lượng phụ thuộc vào vận tốc của vật, đối với mỗi một hệ quy chiếu khác nhau thì sẽ cho vận tốc v khác nhau nên động lượng sẽ khác nhau

=> Động lượng phụ thuộc vào hệ quy chiếu.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

+ Bật đệm khí trước khi hệ vật thực hiện, làm giảm ma sát

+ Kiểm tra máy đo thời gian

+ Bố trí thí nghiệm đúng như hình 18.5.

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le