Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

 “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

Ý nghĩa khẩu hiệu trên là muốn cho cả đất nước có cuộn sống ấm no, giàu có, mà dân có giàu thì nước mới mạnh. Một xã hội phát triển thì phải do dân làm chủ, tất cả người dân phải được đối xử công bằng thì xã hội mới văn minh được.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

1. Nhà nước cần ban hành Hiến pháp vì: Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lí của con người và công dân.

2. Hiến pháp với vị trí là luật cơ bản của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Thứ nhất, Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định việc tổ chức quyền lực nhà nước, là hình thức pháp lý thể hiện một cách tập trung hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo, ở từng giai đoạn phát triển. Hiến pháp còn là phương diện pháp lý thể hiện tư tưởng của Đảng Cộng sản dưới hình thức những quy phạm pháp lý.

- Thứ hai, xét về mặt nội dung, trong khi các đạo luật khác chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội, ví dụ như: Luật hôn nhân gia đình chỉ điều chỉnh các quan hệ hôn nhân, gia đình, Luật Đất đai chỉ điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực đất đai…thì Hiến pháp có đối tượng điều chỉnh rộng, bao quát toàn bộ các lĩnh vực của xã hội. Đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp là những quan hệ xã hội chủ đạo nhất, chính yếu nhất, nền tảng nhất liên quan đến lợi ích cơ bản của mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong xã hội, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đường lối phát triển khoa học – kỹ thuât, văn hóa, giáo dục, đường lối quốc phòng toàn dân, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước.

- Về mặt pháp lý, Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Hiến pháp hiện hành của Việt Nam là bản hiến pháp năm 2013.

3. Khi ban hành luật trẻ em năm 2016, Quốc hội phải căn cứ vào nội dung của hiến pháp năm 2013 vì Hiến pháp năm 2013 quy định về trẻ em như sau: “trẻ em được nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em” (Khoản 1 Điều 37).

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Hiến pháp là nguồn, là nền tảng cho việc ban hành các văn bản pháp luật khác thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam. Các quy định của Hiến Pháp mang tính tuyên ngôn, cương lĩnh, điều chỉnh chung. Dựa trên nền tảng đó, các luật, pháp lệnh, nghị định và các văn bản dưới luật khác cụ thể hoá, chi tiết hoá để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Nội dung của Hiến pháp quy định về những nội dung cơ bản, quan trọng của đất nước như hình thức chỉnh thể, chủ quyền, lãnh thổ, chế độ chính trị, quyền và nghĩa vụ của công dân…Vì vậy nội dung của Hiến pháp ít được sửa chữa và thay đổi.

- Hiến pháp được bổ sung, thay đổi vào năm 1946, hiến pháp năm 1959, hiến pháp năm 1980, hiến pháp năm 1992.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Điểm đặc biệt trong quy trình làm, sửa đổi Hiến pháp Việt Nam:

+ Quy trình làm, sửa đổi Hiến pháp Việt Nam bao gồm 8 bước, được quy định trong Hiến pháp.

+ Hiến pháp được Quốc hội quyết định làm, sửa đổi khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội tán thành. Trong quá trình làm, sửa đổi Hiến pháp phải lấy ý kiến của nhân dân.

+ Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu quốc hội biểu quyết tán thành.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Các ý kiến trên đều đúng. Sự đồng nhất quy trình sửa đổi Hiến pháp và quy trình sửa đổi luật có nghĩa là Quốc hội có quyền tối cao trong việc sửa đổi Hiến pháp. Nhân dân có quyền tham gia đóng góp ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết tán thành hay không đồng ý đối với dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp là một hình thức tốt nhưng không mang tính chất pháp lý, bởi ý kiến của người dân không có giá trị bắt buộc. Các hình thức pháp lý để nhân dân bày tỏ ý chí đối với Hiến pháp sửa đổi như bầu cử lại Quốc hội, trưng cầu dân ý, hội nghị Hiến pháp chưa được áp dụng ở Việt Nam.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Luật Giáo dục và Luật Bảo vệ môi trường được cụ thể hóa từ Điều 61, 62, 63 trong Hiến pháp năm 2013.

Về phát triển giáo dục và khoa học, công nghệ, cùng với việc chế định quyền trong lĩnh vực này, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định phát triển giáo dục, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, đồng thời xác định những mục tiêu và định hướng chính trong việc phát triển giáo dục và khoa học, công nghệ (Điều 61, 62).

Về môi trường, cùng với việc chế định quyền trong lĩnh vực này, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu (Điều 63).

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a. Bảo vệ quyền lợi của con người

b. Quy định việc thực hiện luật và hiến pháp nhà nước ban hành

c. Quyền và nghĩa vụ của lao động

d. Bổn phậm thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Trung thành với Tổ quốc

- Bảo vệ Tổ quốc

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân

- Tuân theo Hiến pháp và pháp luật

- Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng

- Nộp thuế.

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Hiến pháp là văn bản có vị trí cao nhất trong thang bậc hiệu lực pháp lý, đóng vai trò là đạo luật gốc, làm cơ sở cho các văn bản khác trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của mỗi quốc gia. Những nội dung không thể thiếu trong hầu hết các bản hiến pháp, đó là những quy định về cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và ghi nhận quyền con người, quyền công dân đã làm cho hiến pháp đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhân quyền.

Hiến pháp đóng vai trò là văn bản ghi nhận quyền con người, quyền công dân. Muốn đảm bảo quyền con người, quyền công dân thì trước hết nhà nước phải ghi nhận những quyền đó, nếu không có sự ghi nhận thì sẽ không có sự bảo vệ và thúc đẩy việc hiện thực hóa những quyền này. Việc ghi nhận quyền con người trong hiến pháp cũng là cách để một quốc gia tuyên bố với thế giới về tình trạng nhân quyền của nước mình.

Hiến pháp đóng vai trò là công cụ hạn chế quyền lực nhà nước để bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Với nội dung cơ bản và không thể thiếu trong bất cứ bản hiến pháp nào, đó là quy định về cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo cơ chế phân quyền, hiến pháp đã trở thành công cụ pháp lý giới hạn quyền lực nhà nước, ngăn chặn sự vượt quá giới hạn về quyền lực của các cơ quan, cán bộ nhà nước, bắt buộc họ chỉ được phép sử dụng quyền lực được giao trong phạm vi cho phép. Nhờ đó mà có sự đảm bảo cần thiết cho quyền con người, quyền công dân không bị xâm phạm.

Trả lời bởi datcoder