Quan sát Hình 1, bạn Đan khẳng định: Diện tích của hình vuông lớn nhất bằng tổng diện tích của hai hình vuông còn lại.
Bạn Đan đã dựa vào kiến thức nào để đưa ra khẳng định trên?
Quan sát Hình 1, bạn Đan khẳng định: Diện tích của hình vuông lớn nhất bằng tổng diện tích của hai hình vuông còn lại.
Bạn Đan đã dựa vào kiến thức nào để đưa ra khẳng định trên?
Thực hiện các hoạt động sau:
a) Vẽ và cắt giấy để có 4 hình tam giác vuông như nhau với độ dài cạnh huyền là a, độ dài hai cạnh góc vuông là b và c, trong đó a, b, c có cùng đơn vị độ dài (Hình 2)
b) Vẽ hình vuông ABCD có cạnh là b + c như Hình 3. Đặt hình 4 tam giác vuông đã cắt ở câu a lên hình vuông ABCD vừa vẽ, phần chưa bi che đi là hình vuông MNPQ với đọ dài cạnh a (Hình 4)
c) Gọi S1 là diện tích của hình vuông ABCD. Gọi S2 là tổng diện tích của hình vuông MNPQ và diện tích của 4 tam giác vuông AQM, BMN, CNP, DPQ. So sánh S1 và S2.
d) Dựa vào kết quả ở câu c, dự đoán mỗi liên hệ giữa a2 và b2 + c2.
a) Học sinh tự thực hiện.
b) Học sinh tự thực hiện.
c, Dựa vào hình 4 ta thấy \({S_1} = {S_2}\).
d,
\(\begin{array}{l}{S_1} = (b + c).(b + c) = {b^2} + 2bc + {c^2}\\{S_2} = {a^2} + 4.\dfrac{1}{2}.b.c = {a^2} + 2bc\end{array}\)
vì \({S_1} = {S_2}\) nên \({b^2} + 2bc + {c^2} = {a^2} + 2bc\) suy ra: \({b^2} + {c^2} = {a^2}\)
Trả lời bởi Hà Quang MinhTính độ dài đường chéo của hình vuông có độ dài cạnh là a.
Thực hiện các hoạt động sau:
a) Vẽ một tam giác ABC có AB = 3 cm, AC = 4 cm và BC = 5 cm
b) Tính và so sánh diện tích của hình vuông có cạnh BC với tổng diện tích của hai hình vuông tương ứng có cạnh AB và AC.
c) Kiểm tra xem các góc A của tam giác ABC có phải là góc vuông hay không?
a, Học sinh tự thực hiện
b, Diện tích của hình vuông có cạnh BC là \({S_1} = 5.5 = 25(cm^2)\)
Diện tích của hình vuông có cạnh AB là \({S_2} = 3.3 = 9(cm^2)\)
Diện tích của hình vuông có cạnh AC là \({S_1} = 4.4 = 16(cm^2)\)
Khi đó: \({5^2} = {3^2} + {4^2}\)
Hay \({S_1} = {S_2} + {S_3}\)
c, Góc A của \(\Delta ABC\)là góc vuông.
Trả lời bởi Hà Quang MinhTam giác có ba cạnh là 20 cm, 21 cm, 29 cm có phải là tam giác vuông hay không?
Ta có: \({29^2} = 841\).
\({20^2} + {21^2} = 400 + 441 = 841\)
Suy ra: \({29^2} = {20^2} + {21^2}\)
Vậy tam giác có 3 cạnh là 20cm, 21cm, 29cm là tam giác vuông.
Trả lời bởi Hà Quang MinhCho tam giác ABC vuông tại A. Tìm độ dài cạnh còn lại trong mỗi trường hợp sau:
a) AB = 8 cm, BC = 17 cm.
b) AB = 20 cm, AC = 21 cm.
c) AB = AC = 6 cm.
a,
Áp dụng định lí Pythagore trong \(\Delta ABC\) vuông tại A
\(\begin{array}{l}A{B^2} + A{C^2} = B{C^2}\\ \Rightarrow A{C^2} = B{C^2} - A{B^2} = {17^2} - {8^2} = 225\\AC = \sqrt {225} = 15(cm)\end{array}\)
b,
Áp dụng định lí Pythagore trong \(\Delta ABC\) vuông tại A
\(\begin{array}{l}A{B^2} + A{C^2} = B{C^2}\\{20^2} + {21^2} = B{C^2} \\\Rightarrow B{C^2} = 400 + 441 \\\Rightarrow B{C^2} = 841 \Rightarrow B{C^2} = {29^2} \Rightarrow BC = 29 (cm)\end{array}\)
c,
Áp dụng định lí Pythagore trong \(\Delta ABC\) vuông tại A
\(\begin{array}{l}A{B^2} + A{C^2} = B{C^2}\\{6^2} + {6^2} = B{C^2} \Rightarrow B{C^2} = 36 + 36 \\\Rightarrow B{C^2} = 72 \Rightarrow BC = \sqrt {72} =6\sqrt 2 (cm) \end{array}\)
Trả lời bởi Hà Quang MinhTam giác có độ dài ba cạnh trong mỗi trường hợp sau có phải là tam giác vuông hay không?
a) 12 cm, 35 cm, 37 cm
b) 10 cm, 7 cm, 8 cm
c) 11 cm, 6 cm, 7 cm
a,
Ta có:
\(\begin{array}{l}{12^2} + {35^2} = 1369\\{37^2} = 1369\\ \Rightarrow {12^2} + {35^2} = {37^2}\end{array}\)
Vậy độ dài 3 cạnh 12cm, 35cm, 37cm là độ dài 3 cạnh của tam giác vuông.
b, Ta có:
\(\begin{array}{l}{7^2} + {8^2} = 49 + 64 = 113\\{10^2} = 100\\ \Rightarrow {7^2} + {8^2} \ne {10^2}\end{array}\)
Vậy độ dài 3 cạnh 10cm, 7cm, 8cm không phải là độ dài 3 cạnh của tam giác vuông.
c, Ta có:
\(\begin{array}{l}{6^2} + {7^2} = 36 + 49 = 85\\{11^2} = 121\\ \Rightarrow {6^2} + {7^2} \ne {11^2}\end{array}\)
Vậy độ dài 3 cạnh 11cm, 6cm, 7cm không phải là độ dài 3 cạnh của tam giác vuông.
Trả lời bởi Hà Quang MinhCho tam giác vuông cân có độ dài cạnh góc vuông bằng 1 dm. Tính độ dài cạnh huyền của tam giác đó.
Giả sử \(\Delta ABC\) vuông cân tại A có AB =AC = 1dm.
Áp dụng định lí Pythagone trong \(\Delta ABC\) vuông cân tại A.
\(\begin{array}{l}B{C^2} = A{B^2} + A{C^2} = {1^2} + {1^2} = 2\\ \Rightarrow BC = \sqrt 2 dm\end{array}\)
Độ dài cạnh huyền bằng \(\sqrt 2 dm\)
Trả lời bởi Hà Quang MinhCho một tam giác đều cạnh a
a) Tính độ dài đường cao của tam giác đó theo a.
b) Tính diện tích của tam giác đó theo a.
Tam giác \(\Delta ABC\) đều có cạnh bằng a kẻ \(CD \bot AB\)khi đó CD là trung tuyến của \(\Delta ABC\)suy ra D là trung điểm của AB
Suy ra \(AD = DB = \dfrac{{AB}}{2} = \dfrac{a}{2}\)
Áp dụng định lí pythagore trong \(\Delta CDB\)vuông tại D ta có.
\(\begin{array}{l}C{B^2} = C{D^2} + D{B^2} \Rightarrow C{D^2} = C{B^2} - D{B^2} = {a^2} - {\left( {\dfrac{a}{2}} \right)^2} = \dfrac{{3{a^2}}}{4}\\ \Rightarrow CD = \sqrt {\dfrac{3}{4}.{a^2}} \end{array}\)
Diện tích \(\Delta CAB\)là: \({S_{ABC}} = \dfrac{1}{2}.CD.AB = \dfrac{1}{2}.\sqrt {\dfrac{3}{4}a} .a\)
Trả lời bởi Hà Quang MinhHình 9 mô tả một thanh gỗ dài 3,5 m dựa vào một bức tường thẳng đứng. Chân thanh gỗ cách mép tường một khoảng là 2,1 m. Khoảng cách từ điểm thanh gỗ chạm vào tường đến mặt đất là bao nhiêu mét?
Áp dụng định lí Py-ta-go, ta có:
\(2,1^2+h^2=3,5^2\\ \Leftrightarrow h=\sqrt{3,5^2-2,1^2}=2,8m\)
Trả lời bởi Hà Quang Minh
Bạn Đan đã dựa vào định lí Py-ta-go (tổng bình phương hai cạnh góc vuông bằng bình phương cạnh huyền) để chứng minh khẳng định trên.
Trả lời bởi Hà Quang Minh