Bài 1: Dân tộc, gia tăng dân số và cơ cấu dân số

H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a.     Đặc điểm phân bố các dân tộc

- Các dân tộc phân bổ trên khắp lãnh thổ Việt Nam: Dân tộc Kinh tập trung chủ yếu ở đồng bằng, ven biển và trung du, các dân tộc thiểu số phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi.

- Phân bổ các dân tộc có sự thay đổi theo thời gian và không gian:

+ Từ năm 1960 đến năm 1990, Nhà nước đã triển khai chính sách phát triển kinh tế ở các vùng kinh tế khác nhau, vì vậy đã làm thay đổi bức tranh phân bố dân cư và dân tộc của nước ta. Các dân tộc phân bố đan xen nhau trở nên khá phổ biến.

+ Từ sau năm 1990 đến nay, nhu cầu việc làm và phát triển kinh tế, phân bố dân cư vẫn tiếp tục thay đổi, tạo nên bức tranh phân bố dân cư, dân tộc ở nước ta hiện nay.

– Người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài: là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Năm 2021, có khoảng 5,3 triệu người Việt Nam đang sinh sống ở 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới

b.    Gia tăng dân số, cơ cấu dân số nước ta

- Về quy mô dân số, từ những năm 90 thế kỉ XX đến nay, dân số Việt Nam có xu hướng tăng.

- Tỉ lệ gia tăng dân số có sự khác nhau theo thời gian

+ Từ thập kỉ 60 đến thập kỉ 80 của thế kỉ XX, dân số nước ta tăng nhanh

+ Tuy nhiên từ những năm 90 của thế kỉ XX cho đến nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam:

- Các dân tộc phân bổ trên khắp lãnh thổ Việt Nam: Dân tộc Kinh tập trung chủ yếu ở đồng bằng, ven biển và trung du, các dân tộc thiểu số phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi.

- Phân bổ các dân tộc có sự thay đổi theo thời gian và không gian:

+ Từ năm 1960 đến năm 1990, Nhà nước đã triển khai chính sách phát triển kinh tế ở các vùng kinh tế khác nhau, vì vậy đã làm thay đổi bức tranh phân bố dân cư và dân tộc của nước ta. Các dân tộc phân bố đan xen nhau trở nên khá phổ biến.

+ Từ sau năm 1990 đến nay, nhu cầu việc làm và phát triển kinh tế, phân bố dân cư vẫn tiếp tục thay đổi, tạo nên bức tranh phân bố dân cư, dân tộc ở nước ta hiện nay.

- Người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài: là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Năm 2021, có khoảng 5,3 triệu người Việt Nam đang sinh sống ở 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Về quy mô dân số, từ những năm 90 thế kỉ XX đến nay, dân số Việt Nam có xu hướng tăng.

- Tỉ lệ gia tăng dân số có sự khác nhau theo thời gian

+ Từ thập kỉ 60 đến thập kỉ 80 của thế kỉ XX, dân số nước ta tăng nhanh

+ Tuy nhiên từ những năm 90 của thế kỉ XX cho đến nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Cơ cấu dân số nước ta theo tuổi:

+ Dân số 15 – 64 tuổi chiếm cơ cấu lớn  nhất

+ Dân số 65 tuổi trở lên tuổi chiếm cơ nhỏ nhất.

- Cơ cấu dân số vàng là khi tỉ trọng dân số từ 0 – 14 tuổi chiếm dưới 30% và từ 65 tuổi trở lên chiếm dưới 15 % tổng dân số.

– Việt Nam đang ở giai đoạn cơ cấu dân số vàng. Từ năm 2009 đến năm 2021, dân số trong nhóm từ 15 – 64 tuổi đều chiếm trên 67 % tổng dân số. Đây là cơ hội mà nước ta cần khai thác để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.

– Việt Nam cũng đang đứng trước xu hướng già hoá dân số. Tỉ lệ người giả (từ 65 tuổi trở lên) tăng nhanh và tỉ lệ từ 0 – 14 tuổi đang giảm dần. Tình trạng này sẽ tác động đến thị trường lao động, an sinh xã hội và chăm sóc sức khoẻ cho người già,....

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Ti số giới tính của dân số nước ta có sự khác nhau giữa các thời kì.

- Tỉ số giới tính cũng có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang ở mức cao, 112 bé trai/100 bé gái (năm 2021). 

- Nguyên nhân chủ yếu là do tác động của phong tục tập quán, tâm lí, yếu tố khoa học – công nghệ,...

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ gia tăng dân số của Việt Nam giai đoạn 1989-2021

Trả lời bởi datcoder
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày

Dân tộc Tày là một trong những dân tộc thiểu số có dân số đông nhất Việt Nam, với hơn 1,8 triệu người, sinh sống chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên,... Nền văn hóa của người Tày vô cùng phong phú và đa dạng, thể hiện qua nhiều khía cạnh

1. Trang phục:

- Nổi bật với áo chàm nhuộm bằng chàm indigo truyền thống, có đường viền thêu hoa văn tinh tế.

- Phụ nữ Tày thường mặc váy chàm với nhiều tầng, dài đến mắt cá chân, cùng với khăn piêu quấn đầu.

- Nam giới Tày mặc quần áo cánh ngắn màu đen hoặc nâu, với khăn vuông quấn đầu.

2. Ẩm thực:

- Món ăn đặc trưng: bánh cuốn trứng, bánh chưng gấc, thịt chua, xôi ngũ sắc, lẩu cá suối,...

- Gia vị không thể thiếu trong ẩm thực Tày là mắc khén, tạo nên hương vị đặc trưng.

3. Lễ hội:

- Lễ hội xuống đồng: diễn ra vào đầu mùa xuân, cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

- Lễ hội Sải Sán: Lễ hội cầu phúc, cầu an cho bản làng, với các nghi thức cúng bái và các trò chơi dân gian.

- Lễ hội Co Sảo: Lễ hội cúng thần lúa, thể hiện lòng biết ơn đối với sự che chở của thần linh.

4. Âm nhạc:

- Sử dụng nhiều loại nhạc cụ truyền thống như đàn tính tẩu, sáo, khèn, trống chiêng,...

- Các điệu hát dân gian phổ biến: lượn slương, sli, hò hẹn,...

5. Nghệ thuật:

- Nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm, với những hoa văn tinh tế và màu sắc rực rỡ.

- Nghề chạm khắc gỗ, tạo ra những sản phẩm thủ công độc đáo.

6. Phong tục tập quán:

- Tục ở nhà sàn, thể hiện sự gắn bó với thiên nhiên.

- Tục thờ cúng tổ tiên, thể hiện lòng hiếu thảo và biết ơn.

-  Tục "kéo vợ" độc đáo trong hôn nhân, thể hiện sự tự do và chủ động của người phụ nữ.

Trả lời bởi datcoder